SEARCH

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạn có biết ?. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạn có biết ?. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

60. Những năm gian khó.

Sau năm 1975, phong trào Hướng đạo tại Việt Nam bị tê liệt hẵn, Hội Hướng Đạo Việt Nam phải giải tán và không còn là hội viên chính thức của Tổ chức Hướng đạo Thế giới (WOSM). Phong trào lại bước sang giai đoạn khó khăn!

Tuy nhiên, để giữ lửa, hầu hết các Trưởng đều cố gắng mang lửa và bộc phát theo cách riêng của mình tùy theo điều kiện và môi trường sẵn có.

Những năm tháng đầy gian khó đã có những ngọn lửa bùng lên ở Sài Gòn, Biên Hòa, Thủ Đức, Đà Lạt, Gia Lai, Đà Nẵng, Huế, Bình Dương, Nha Trang…và ở cả Cần Thơ nữa!

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

53. Lê Thị Lựu, Bầy trưởng đầu tiên của Hướng đạo Việt Nam.

Tháng 5 năm 1934, Bầy Trứng Rồng, bầy Sói đầu tiên của phong trào Hướng đạo Việt Nam (cũng là Hướng đạo Đông Dương) do Trưởng Hoàng Đạo Thúy thành lập và giao cho chị Lê Thị Lựu phụ trách (sang đến năm 1935 thì Bầy trưởng là anh Ngô Bích San).


Chân dung họa sĩ Lê Thị Lựu.

54. Tam Bình, còn một chút gì để nhớ!

Trước năm 1975, rừng cây dầu, cây cao su Đồng Công là một địa điểm đáng chú ý của Hội Hướng đạo Việt Nam nhắm vào những mục tiêu lâu dài cho phong trào là tổ chức huấn luyện Trưởng và các trại họp bạn.

Tuy không đẹp và lý tưởng bằng Tùng Nguyên, Bạch Mã hay Hồi Nguyên, Tam Bình là một địa danh mới, rất thuận lợi về mọi mặt giao thông cũng như an ninh và tiện nghi sẵn có.

Tam Bình, Thủ Đức năm 1974, nơi tổ chức trại Họp bạn Toàn quốc mang tên Tự Lực.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

52. Ngày họp mặt truyền thống Hướng đạo Việt Nam tại Hà Nội.

Lần đầu tiên trong lịch sử phong trào Hướng đạo Việt Nam, sau 45 năm tại Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1991, một buổi họp mặt đầu tiên của cựu hướng đạo sinh đã gặp gỡ nhau trong tình huynh đệ thân mật dưới sự điều khiển của Trưởng Hoàng Đạo Thúy, một trong những người sáng lập ra phong trào Hướng đạo Việt Nam từ năm 1930.


Ảnh của Tôn Thất Sam/GVMD

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

51. Hội trưởng Danh dự của Hội Hướng Đạo Việt Nam

Ba xứ Nam kỳ, Bắc kỳ và Trung kỳ là thuộc địa của Pháp từ năm 1884[1] khi triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của người Pháp. Họ cai trị và quản lý bởi người đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương.

Dĩ nhiên, phong trào Hướng đạo Việt Nam thời bấy giờ phải chịu sự quản lý của họ. Người Pháp đã có ý định thống nhất 3 xứ cùng với Cao Miên và Ai Lao trở thành Liên Hội Hướng đạo Đông Dương.

Sau 3 năm, người Việt chính thức tham gia vào sinh hoạt Hướng đạo, ngày 25 tháng 9 năm 1933, Toàn quyền Đông Dương lúc này là ông Pierre Pasquier đã gửi thư cho ông Hội trưởng Trần Văn Khá, ông vui mừng nhận lời làm Hội trưởng Danh dự (Présidence d’Honneur) cho Tổng cuộc Hướng đạo Nam Kỳ (Fédération des Eclaireurs de Cochinchine).

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

01. Trưởng Raymond Schlemmer

Khoảng năm 1937, trưởng Raymond Schlemmer được cử sang Đông Dương để thành lập Hướng đạo Đông Dương (Fédération Indochinoise des Associations du Scoutisme) gồm có các nước Việt Nam (Bắc kỳ, Nam kỳ và Trung kỳ), Cao Mên và Lào.


Trưởng Schlemmer còn là người thiết kế trại trường Bạch Mã (Huế), từng giữ chức Trại Trưởng cho đến năm 1942 thì giao cho Tr. Tạ Quang Bửu (Chồn Fennes).

Raymond Schlemmer có tên rừng là Thiên Nga Nam Tào (Cygne de la Croix de Sud).Ông về hưu năm 1952.


Raymond Schlemmer (bên trái) và Guillaume de Larigaudie (bên phải).Hình chụp khoảng tháng 12 năm 1934.

(Nguồn: http://fr.scoutwiki.org/Raymond_Schlemmer, và Hồi ký HĐVN của Sếu Siêng Năng Trần Văn Khắc)

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

2. Trưởng Guy de Larigaudie


     Trưởng Guy de Larigaudie là người đã từng lái xe du lịch nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta.

     Từ tháng 8 năm 1937 đến tháng 3 năm 1938, bằng chiếc xe Ford, khởi đầu từ trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ 5 ở Hòa Lan, ông đã lái xe cùng với một người bạn đồng hành là Roger Drapier (cũng là Huynh trưởng Hướng đạo SdF) từ Paris đến Saigon với hơn 70.000km qua các địa danh như Genève, Vienna, Istanbul, Jérusalem, Bagdad, Kaboul, Calcutta và Hà Nội, Sài Gòn.

     Guillaume de Larigaudie (1908-1940) tên thật là William Ball Larigaudie, huynh trưởng Scouts de France trong nhiều năm. Ông mất trong trận chiến ở Luxembourg ngày 11 tháng 5 năm 1940.

Drapier (bên trái) và Larigaudie (bên phải) trong cuộc hành trình Paris-Saigon năm 1937.

3. Nữ Hướng Đạo Đông Dương-1939

Bên cạnh sự hình thành của phong trào Hướng đạo Việt Nam và sự phát triển của Hướng đạo Đông Dương, các đoàn nữ Hướng đạo cũng góp mặt trong thời kỳ sơ khai này.

Hoạt động của phong trào Nữ Hướng đạo Đông Dương thực sự có từ những năm 1939 trở đi. So với thời điểm này thì Nam hướng đạo sinh đã lên đến 5000 người, còn Nữ hướng đạo sinh thì chỉ có vỏn vẹn khoảng 160 hay 180 người! con số đó thống kê của cả 3 kỳ Nam-Trung-Bắc.
Các em thiếu đoàn Trưng Vương (Biên Hòa).

4. Trưởng Tạ Quang Bửu (1910-1986)

Trưởng Tạ Quang Bửu (1910-1986) là một trại trưởng huấn luyện đầu tiên, một huynh trưởng Hướng đạo giỏi của phong trào Hướng đạo Việt Nam từ những năm còn phôi thai.

Trưởng Tạ Quang Bửu đứng bên cạnh Trưởng Raymond Schlemmer.

5. Phong trào Hướng đạo tại Đông Dương trong những năm đầu thập niên 30

Phong trào quan trọng nhất của thanh niên Đông Dương trong những năm đầu thập niên 30 là phong trào Hướng đạo.


Phong trào Hướng đạo tại Đông Dương đầu tiên có Cochin (Nam kỳ) và Tonkin (Bắc kỳ) vào khoảng tháng 11 năm 1932. Đến năm 1936 thì có thêm Cao Mên (Cambodia), Annam (Trung kỳ) và cuối cùng là Lào.
Huy hiệu Fédération Indochinoise des Associations de Scoutisme. Hình bông sen 4 múi.

6. Trưởng Trần Văn Khắc làm lễ tuyên thệ cho Thái tử Norodom Monireth.

Đầu năm 1934, một phái đoàn Hướng đạo Nam kỳ do trưởng Trần Văn Khắc hướng dẫn được mời đến Nam Vang, thủ đô Cao Mên, để làm lễ tuyên thệ cho Thái tử Norodom Monireth.



Trưởng Trần Văn Khắc (1) nhận lời tuyên hứa của đông cung thái tử Norodom Monireth (2) tại ngay xứ Chùa Tháp năm 1934.

7. Các Trưởng sáng lập HĐVN

Sếu Siêng Năng Trần Văn Khắc (1902-1994) là một trong những người Việt Nam đã du nhập phong trào Hướng đạo trong nước từ những năm đầu thập niên 30, khi mà thực dân Pháp còn đang đô hộ nước ta.




Trưởng Trần Văn Khắc (1902-1994)

8.Trại Họp bạn HĐVN - Tự Lực - 1974

Trong kỳ Họp bạn Hướng đạo Việt Nam mang tên Tự Lực được tổ chức tại Tam Bình, Thủ Đức từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 12 năm 1974, nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh (1925-1989) đã chụp một tấm hình trong buổi kỷ niệm ngày Về Nguồn gồm có các trưởng Trần Văn Khắc, Trần Văn Lược, Trương Trọng Trác, Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Văn Lộc (LM Tiến Lộc)…v..v.. hầu hết đều trong y phục cổ truyền Việt Nam.


Trại họp bạn Tự Lực (1974).

Bạn có nhìn thấy trưởng Trần Văn Khắc ở đâu trong tấm hình này? — cùng với Trương Trọng Trác, Vũ Thanh Thông, Lưu Thị Diệu Liên, Trần Văn Khắc, Lê Hựu, Trần Văn Lược, Nguyễn Quang Minh, Đinh Xuân Phức, Minh Thư Trần Văn Đường,Phan Kim Phụng, Nguyễn Đình Thư và LM Tiến Lộc.
Ghi chú: Ở phía dưới tấm hình, trưởng Sói Chuyên Cần đã ký nhầm năm, đúng ra là 1974.

9. Tên gọi HĐS qua các thời kỳ

Trong những năm khởi đầu, phong trào Hướng đạo tại nước ta thường được gọi là Đồng Tử Ban, Đồng Tử Quân, tất cả những từ này đều mượn của Trung quốc.

Đến năm 1933 thì trưởng Hoàng Đạo Thúy đề nghị tại một buổi họp tại Văn Miếu (Hà Nội) đổi các danh xưng Đồng Tử Ban trở thành Hướng Đạo Đoàn, Đồng Tử Quân trở thành Hướng Đạo Sinh để phù hợp với chức năng hơn. Thêm vào đó, đồng phục cũng thay đổi, áo nâu quần cụt xanh nước biển.

Cũng nên biết là ngày xưa, khi nói đến Đoàn có nghĩa là Thiếu đoàn bây giờ, còn Tráng Đoàn thì gọi là Lão Đoàn!..

Nhiều người Việt Nam chúng ta khi còn ảnh hưởng của thực dân Pháp nên thường hay gọi Hướng đạo là Xì-cút (Scout), thế là biết ngay mấy anh hướng đạo chúng mình!

10.Báo Chí HĐVN

Trong những năm đầu của thời kỳ sơ khai, phong trào Hướng đạo Việt Nam đã có những món ăn tinh thần không thể thiếu trong nội bộ. Đó là những tờ báo, tạp chí, nguyệt san Hướng đạo bằng Việt ngữ được phát hành nhằm cung ứng những nhu cầu đó.

11. Hướng Đạo Hành Khúc_Lưu Hữu Phước (1946)


“Nâng cao lá cờ Hướng đạo nhuộm oai hùng sáng ngời, Ta cùng đi cùng xây đời mới…” đó là bài Hội Ca mà tất cả anh chị em chúng ta khi trở thành một Hướng đạo sinh đều thuộc nằm lòng.

Bài Hội Ca, hay là Hướng Đạo Hành Khúc do chính nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác khoảng năm 1946 khi ông còn sinh hoạt trong Tráng đoàn Lam Sơn của trưởng Hoàng Đạo Thúy. Tráng đoàn Lam Sơn là Tráng đầu tiên của phong trào Hướng đạo tại Việt Nam, cột trụ của phong trào Hướng đạo tại miền Bắc.



12. Trưởng André Lefèvre

Trưởng André Lefèvre (1886-1946) từng làm Tổng ủy viên Hướng đạo Pháp (Éclaireurs de France, EdF) từ năm 1921 đến 1940.

Năm 1935, Lefèvre đã cử 2 trưởng Hướng đạo Pháp là André Consigny (EDF) và Auguste Bernard (EUF) sang Đông Dương để tiến tới thành lập Liên hội Hướng đạo Đông Dương (Federation Indochinoise des Associations de Scoutisme, gọi tắt là FIAS).

André Lefèvre, Tổng Ủy Viên Hướng Đạo Pháp (EDF) đã từng đến và công tác về phong trào Hướng đạo tại Hải Phòng, Hà Nội, Huế. 
Công việc của ông nhằm thống nhất các tổ chức Hướng đạo tại Đông Dương thành một Liên hội.

13. Trưởng Tạ Quang Bửu

Trong bài “DCC Tạ Quang Bửu trại trưởng huấn luyện đầu tiên của Hướng đạo Việt Nam” của trưởng Sư tử Đảm đương Tôn Thất Sam đăng trong Giữ Vững Mối Dây số 4, trang 48 và 49 có ghi lại gặp gỡ giữa trưởng Tạ Quang Bửu và linh mục Gagné:

Trưởng Tạ Quang Bửu trong khóa huấn luyện huynh trưởng được tổ chức tại trường Nữ công học hội Huế năm 1935. Bên cạnh từ trái sang phải có: Trưởng Emmanuel Niérdrist (trại trưởng), linh mục Georges Lefas (tuyên úy), linh mục Gagné, một HĐS Pháp và Tôn Thất Thiện.

Tưởng cũng nên biết là Cha Lefas thuộc Hướng đạo Công giáo Pháp (SdF), là giáo sư trường Thiên Hựu (Providence, Huế), ngài đã đứng ra tổ chức một đoàn hướng đạo tại đây do trưởng Trần Văn Tuyên làm đoàn trưởng và trưởng Tạ Quang Bửu làm đoàn phó, anh Tôn Thất Thiện là đoàn sinh…

14. Trưởng Cung Giũ Nguyên

Năm 1957, Hội Hướng đạo Việt Nam đã gởi 4 trưởng sang Anh quốc tham dự huấn luyện tại trại trường Quốc tế Gilwell, đó là các trưởng Mai Ngọc Liệu, Nguyễn Xuân Long, Tôn Thất Dương Vân và Cung Giũ Nguyên.

Sau đó, Ủy ban Huấn luyện Quốc tế đã cử trưởng Cung Giũ Nguyên làm DCC (Deputy Camp Chief of Gilwell), Trại trưởng Quốc gia để đào tạo huynh trưởng Hướng đạo Việt Nam từ năm 1958 đến năm 1963.
Trưởng Vịt Bể Cung Giũ Nguyên (1910-2008)

15. Trại trường Bạch Mã

Trại trường Bạch Mã là nơi đào tạo Trưởng Hướng đạo. Đã có rất nhiều Trưởng xuất thân từ trại trường này, trong đó nổi bật có: Trần Văn Khắc, Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, Trần Điền, Võ Thành Minh, Cung Giũ Nguyên, Nguyễn Thúc Toản, Phan Như Ngân, Tôn Thất Dương Vân, Mai Ngọc Liệu, Huỳnh Văn Diệp, Trần Văn Đường, BS Phạm Biểu Tâm, LS Trần Văn Tuyên, BS Vũ Ngọc Hoàn, Trần Bạch Bích, Trần Văn Thao..v..v..

Đường lên Bạch Mã (Ảnh của Lam Quang)