Ba xứ Nam kỳ, Bắc kỳ và Trung kỳ là thuộc địa của Pháp từ năm 1884[1] khi triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của người Pháp. Họ cai trị và quản lý bởi người đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương.
Dĩ nhiên, phong trào Hướng đạo Việt Nam thời bấy giờ phải chịu sự quản lý của họ. Người Pháp đã có ý định thống nhất 3 xứ cùng với Cao Miên và Ai Lao trở thành Liên Hội Hướng đạo Đông Dương.
Sau 3 năm, người Việt chính thức tham gia vào sinh hoạt Hướng đạo, ngày 25 tháng 9 năm 1933, Toàn quyền Đông Dương lúc này là ông Pierre Pasquier đã gửi thư cho ông Hội trưởng Trần Văn Khá, ông vui mừng nhận lời làm Hội trưởng Danh dự (Présidence d’Honneur) cho Tổng cuộc Hướng đạo Nam Kỳ (Fédération des Eclaireurs de Cochinchine).
Toàn quyền Đông Dương P. Pasquier.
Kế đó, Thống đốc Nam kỳ là ông Krautheimer cũng đã nhận làm Hội trưởng Danh dự cho Tổng cục Hướng đạo Nam Kỳ. Như vậy là ông P. Pasquier trở thành Đệ Nhất Hội trưởng Danh dự của Tổng cuộc.
Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer, Hội trưởng Danh dự Tổng cuộc Hướng đạo Nam Kỳ.
(Nguồn: Lê Huỳnh Trí)
Toàn quyền Đông Dương P. Pasquier, Đệ Nhất Hội trưởng Danh dự Tổng cuộc Hướng đạo Nam Kỳ.
(Ảnh của Khanh Ky / Nguồn: Lê Huỳnh Trí)
Thư của Toàn quyền Đông Dương P. Pasquier gửi cho ông Hội trưởng Tổng cuộc Hướng Đạo Nam Kỳ Trần Văn Khá ngày 25 tháng 9 năm 1933, nhận làm Hội trưởng Danh dự.
(Nguồn: Lê Huỳnh Trí)
Hoàng đế Bảo Đại, Hội viên Danh dự Hội Hướng Đạo Trung Kỳ.
Hoàng đế Bảo Đại và Toàn quyền Đông Dương P. Pasquier.
Hoàng đế Bảo Đại và ông Hội trưởng Hội Hướng Đạo Trung Kỳ Trần Bá Vỵ.
Photo courtesy of Joseph-Henri Cardona / Nguồn: Huu Tran
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp, Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Liên Hội Hướng đạo Đông Dương bị giải tán.
Tháng Mười năm 1945, Hội Hướng đạo Việt Nam chính thức thành lập để ly khai với Hướng đạo Pháp. Hội trưởng là ông Nguyễn Lễ, Thư ký là Tr. Trần Duy Hưng, Tổng ủy viên là Tr. Hoàng Đạo Thúy, Trại trưởng là Tr. Tạ Quang Bửu[2].
Ngày 16 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến viếng thăm trại họp bạn Hướng đạo toàn quốc mang tên “Độc Lập” đã được tổ chức tại Khu Đại học xá Bạch Mai, Hà Nội[3]. Đây là lần đầu tiên, người đứng đầu tối cao của một quốc gia vừa thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp đã đến thăm hỏi các Trưởng và Hướng đạo sinh Việt Nam. Trại trưởng Trần Duy Hưng (sau này là Thị trưởng Thành phố Hà Nội) đã hướng dẫn Chủ tịch nước tham quan trại.
Ngày 16 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến viếng thăm trại Họp bạn Hướng đạo Toàn quốc mang tên “Độc Lập” đã được tổ chức tại Khu Đại học xá Bạch Mai, Hà Nội.
Ngày 7 tháng 2 năm 1946, Bộ Nội vụ nước VNDCCH đã duyệt y bản Qui trình của Hội Hướng đạo Việt Nam gồm 6 Chương do Đổng lý Văn phòng Hoàng Minh Giám ký thay Bộ trưởng Bộ Nội Vụ (Kiểm duyệt số 351, ngày 26 tháng 2 năm 1946).
Ngày 31 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư nhận làm Hội trưởng Danh dự Hội Hướng Đạo Việt Nam[4].
Tình hình chính trị đã thay đổi, thực dân Pháp buộc phải rời khỏi Đông Dương và Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954 trở thành hai miền đất nước với hai chính thể khác nhau.
Phong trào Hướng đạo ở miền Bắc dần dần tự rút lui vì không được khuyến khích hoạt động và cũng không phù hợp với chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước VNDCCH. Phong trào đã phải nhường bước cho các tổ chức thanh thiếu niên sau này ra đời, như Đội Thiếu niên Tiền Phong và Đoàn Thanh niên Cộng sản.
Trái lại ở miền Nam thì phong trào Hướng đạo phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, cơ cấu tổ chức của Hội Hướng Đạo Việt Nam được thành lập và sau đó Tổ chức Hướng đạo Thế giới (The World Organization of the Scout Movement) thừa nhận là hội viên chính thức kể từ ngày 7 tháng 5 năm 1957, và cả thế giới đã dang tay đón nhận thành viên mới là Việt Nam trong đại gia đình Hướng đạo thế giới.
Dưới thời Đệ I và Đệ II Cộng hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm và TT Nguyễn Văn Thiệu đã từng là Hội trưởng Danh dự của Hội Hướng Đạo Việt Nam (theo Điều lệ của Hội, vị nguyên thủ quốc gia đương nhiên trở thành Hội trưởng Danh dự). Cho đến tháng 4 năm 1975, trôi theo vận mệnh của đất nước, phong trào Hướng đạo Việt Nam đã bắt đầu gặp khủng hoảng và tạm thời Hội Hướng đạo Việt Nam không trở thành hội viên của Tổ chức Hướng đạo Thế giới nữa, Hội phải chấp nhận bị treo[5], không còn trong danh sách là hội viên chính thức của WOSM nữa!
…………………………..
[1] Một số tài liệu khác cho là thời kỳ Pháp thuộc được tính từ năm 1867. Xem chi tiết nơi trang nhà của Wikipedia (Bách Khoa Toàn Thư Mở) tại địa chỉ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_thu%E1%BB%99c
[2] Trích trong Phần C, Hướng đạo Việt Nam trong quá khứ 1930-1975, Kỷ yếu Xuân Hòa 40. Lưu hành trong nội bộ.
[3] Lịch sử Hướng đạo Việt Nam của Cò Yêu Đời Tôn Thất Đông biên soạn, Ban Tu thư Huấn luyện MIền II tái bản lần thứ ba, 2006. Trang 26.
Trong cuốn Hướng đạo Hạng Nhì của Đỗ Văn Ninh, xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn, trang 14 trong phần Lịch sử Hướng đạo Việt Nam (Giai đoạn tạm ngừng hoạt động 1945-1950) cũng có ghi lại sự kiện này
http://hd.langhue.org/…/thuvien_gv/LH_Huong_Dao_Hang_Nhi_Do…).
http://hd.langhue.org/…/thuvien_gv/LH_Huong_Dao_Hang_Nhi_Do…).
Ngoài ra, trang web của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng nhắc đến kỳ trại này: http://baotanglichsu.vn/…/Theo-dong-lich-…/2016/05/3A924B0B/ và trang web của Sài Gòn Giải Phóng Online cũng có ghi: “Buổi tối, Bác đến thăm cuộc họp trại của Hướng đạo sinh Việt Nam tổ chức tại Khu Việt Nam Học xá nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập tổ chức này.” (http://www.sggp.org.vn/chinhtri/ngaynaynamay/2009/11/208806/)
Thêm vào đó nữa là trong cuốn "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thủ đô Hà Nội" do nhóm tác giả Đỗ Hoàng Linh và Nguyễn Văn Dương biên soạn nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội do nhà xuất bản Mỹ Thuật ra mắt năm 2010 với gần 200 bức ảnh được sưu tập, và lần đầu tiên đã công bố tấm ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm trại họp bạn Hướng đạo Việt Nam.
[4] Thư Gửi Hội Trưởng Hội Hướng Đạo Việt Nam (Hồ Chí Minh Toàn Tập, Tập IV 1945-1946, xuất bản lần thứ hai, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2000), trang 573.
Xem thêm chi tiết trên trang mạng: http://tennguoidepnhat.net/…/thu-gui-hoi-truong-hoi-huong-…/
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 1946
Chủ tịch Chính phủ Việt Nam
Kính gửi ông Hội trưởng
Hội Hướng đạo Việt Nam
Hà Nội
Thưa ông,
Tiếp theo thư quý Hội yêu cầu tôi nhận làm DANH DỰ HỘI TRƯỞNG cho Hội Hướng Đạo Việt Nam, tôi trân trọng báo tin cho ông cùng Quý Hội biết rằng tôi rất vui lòng nhận và xin chúc anh em trong Hội luôn luôn sẵn sàng “PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”.
Chủ tịch Chính phủ Việt Nam
Hồ Chí Minh
(Ảnh từ FB Hươu Hiền Hòa Trần Thanh Trúc)
[5] Theo Tổng Thư Ký Văn phòng Hướng đạo Thế giới Laszlo Nagy trong cuộc viếng thăm Liên đoàn Bạch Đằng ở Orange County (California) tháng 8 năm 1981, trả lời thỉnh nguyện thư về vấn đề HĐVN có bị xóa tên hay không, trưởng Nagy cho biết HĐVN không có bị xóa tên mà chỉ bị treo thôi. (Trích trong Lịch sử Hướng Đạo Việt Nam của Sếu Siêng Năng Trần Văn Khắc, do Liên đoàn Chi Lăng HĐVN Toronto, Canada xuất bản và ấn hành năm 1985, trang 45 và 46).
Báo Độc Lập số 166 ra ngày 7 tháng 6 năm 1946.
Báo Độc Lập số 166 ra ngày 7 tháng 6 năm 1946 đăng tin trên trang nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận làm Hội trưởng Danh dự Hội Hướng Đạo Việt Nam.
Báo Độc Lập số 166 ra ngày 7 tháng 6 năm 1946 đăng tin trên trang nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận làm Hội trưởng Danh dự Hội Hướng Đạo Việt Nam.
Tiêu đề thư của Hội Hướng Đạo Việt Nam trước năm 1975.
(Nguồn: Nguyễn Quang Minh)
Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu là Hội trưởng Danh dự của Hội Hướng Đạo Việt Nam.
(Nguồn: Nguyễn Quang Minh)
Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đang vẫy tay chào Các em Hướng đạo sinh đang dàn chào danh dự tại một buổi lễ Tuyên thệ nhậm nhậm chức Tổng thống và Phó tổng thống VNCH ngày 31 tháng 10 năm 1967. Copyright © Brettmann/CORBIS
Hình chụp khoảng giữa năm 1968 trong dịp ban nhạc của kha sinh Liên Đoàn HĐVN Lasan Taberd (Đạo Thủ Đô) Sàigòn tham gia giúp vui một buổi ủy lạo anh em thương binh Thủy Quân Lục Chiến VNCH đang điều trị trong Bệnh xá Trại Cửu Long tại Thị Nghè. Buổi ủy lạo hôm đó được tổ chức bởi Hội Phụ Nữ VN Phụng Sự Xã Hội mà cố trưởng Phan Thị Nguyệt Minh lúc bấy giờ là phó chủ tịch hội (Trưởng PTNM cũng là thành viên trong ban bảo trợ LĐ Lasan Taberd). Khi bất ngờ đến tham dự buổi ủy lạo, TT Nguyễn Văn Thiệu đã cao hứng ngồi vào ghế của kha sinh đang chơi trống, yêu cầu ban nhạc chơi một bài theo điệu Paso Doble, và ông đã đệm trống theo bài nhạc giữa tiếng vổ tay của mọi người.
TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu trao quà cho đại diện một đơn vị Hướng đạo nhân dịp Tết Trung Thu 1969 tại Vườn Tao Đàn Sài Gòn.
Hướng đạo Việt Nam diễn hành qua khán đài nhân dịp Tết Trung Thu 1969 tại Vườn Tao Đàn Sài Gòn.
TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu đến viếng thăm Trại Họp bạn Toàn quốc Hướng đạo Việt Nam mang tên "Giữ Vững" tại Suối Tiên, Thủ Đức năm 1970.
TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu đến viếng thăm Trại Họp bạn Toàn quốc Hướng đạo Việt Nam mang tên "Giữ Vững" tại Suối Tiên, Thủ Đức năm 1970.
Đứng bên cạnh là Tr. Phan Thị Nguyệt Minh, phu nhân Tr. Nguyễn Văn Thơ (Hội trưởng Hội HĐVN).
TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu đến viếng thăm Trại Họp bạn Toàn quốc Hướng đạo Việt Nam mang tên "Giữ Vững" tại Suối Tiên, Thủ Đức năm 1970.
TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu đến viếng thăm Trại Họp bạn Đội Trưởng tại Thủ Đức năm 1971.
TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu chụp ảnh lưu niệm với Ban Tổ chức trại và các Huynh trưởng HĐVN tại Trại Họp bạn Đội Trưởng,Thủ Đức 1971.
(Ảnh AP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét