SEARCH

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

01. Trưởng Raymond Schlemmer

Khoảng năm 1937, trưởng Raymond Schlemmer được cử sang Đông Dương để thành lập Hướng đạo Đông Dương (Fédération Indochinoise des Associations du Scoutisme) gồm có các nước Việt Nam (Bắc kỳ, Nam kỳ và Trung kỳ), Cao Mên và Lào.


Trưởng Schlemmer còn là người thiết kế trại trường Bạch Mã (Huế), từng giữ chức Trại Trưởng cho đến năm 1942 thì giao cho Tr. Tạ Quang Bửu (Chồn Fennes).

Raymond Schlemmer có tên rừng là Thiên Nga Nam Tào (Cygne de la Croix de Sud).Ông về hưu năm 1952.


Raymond Schlemmer (bên trái) và Guillaume de Larigaudie (bên phải).Hình chụp khoảng tháng 12 năm 1934.

(Nguồn: http://fr.scoutwiki.org/Raymond_Schlemmer, và Hồi ký HĐVN của Sếu Siêng Năng Trần Văn Khắc)

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

2. Trưởng Guy de Larigaudie


     Trưởng Guy de Larigaudie là người đã từng lái xe du lịch nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta.

     Từ tháng 8 năm 1937 đến tháng 3 năm 1938, bằng chiếc xe Ford, khởi đầu từ trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ 5 ở Hòa Lan, ông đã lái xe cùng với một người bạn đồng hành là Roger Drapier (cũng là Huynh trưởng Hướng đạo SdF) từ Paris đến Saigon với hơn 70.000km qua các địa danh như Genève, Vienna, Istanbul, Jérusalem, Bagdad, Kaboul, Calcutta và Hà Nội, Sài Gòn.

     Guillaume de Larigaudie (1908-1940) tên thật là William Ball Larigaudie, huynh trưởng Scouts de France trong nhiều năm. Ông mất trong trận chiến ở Luxembourg ngày 11 tháng 5 năm 1940.

Drapier (bên trái) và Larigaudie (bên phải) trong cuộc hành trình Paris-Saigon năm 1937.

3. Nữ Hướng Đạo Đông Dương-1939

Bên cạnh sự hình thành của phong trào Hướng đạo Việt Nam và sự phát triển của Hướng đạo Đông Dương, các đoàn nữ Hướng đạo cũng góp mặt trong thời kỳ sơ khai này.

Hoạt động của phong trào Nữ Hướng đạo Đông Dương thực sự có từ những năm 1939 trở đi. So với thời điểm này thì Nam hướng đạo sinh đã lên đến 5000 người, còn Nữ hướng đạo sinh thì chỉ có vỏn vẹn khoảng 160 hay 180 người! con số đó thống kê của cả 3 kỳ Nam-Trung-Bắc.
Các em thiếu đoàn Trưng Vương (Biên Hòa).

4. Trưởng Tạ Quang Bửu (1910-1986)

Trưởng Tạ Quang Bửu (1910-1986) là một trại trưởng huấn luyện đầu tiên, một huynh trưởng Hướng đạo giỏi của phong trào Hướng đạo Việt Nam từ những năm còn phôi thai.

Trưởng Tạ Quang Bửu đứng bên cạnh Trưởng Raymond Schlemmer.

5. Phong trào Hướng đạo tại Đông Dương trong những năm đầu thập niên 30

Phong trào quan trọng nhất của thanh niên Đông Dương trong những năm đầu thập niên 30 là phong trào Hướng đạo.


Phong trào Hướng đạo tại Đông Dương đầu tiên có Cochin (Nam kỳ) và Tonkin (Bắc kỳ) vào khoảng tháng 11 năm 1932. Đến năm 1936 thì có thêm Cao Mên (Cambodia), Annam (Trung kỳ) và cuối cùng là Lào.
Huy hiệu Fédération Indochinoise des Associations de Scoutisme. Hình bông sen 4 múi.

6. Trưởng Trần Văn Khắc làm lễ tuyên thệ cho Thái tử Norodom Monireth.

Đầu năm 1934, một phái đoàn Hướng đạo Nam kỳ do trưởng Trần Văn Khắc hướng dẫn được mời đến Nam Vang, thủ đô Cao Mên, để làm lễ tuyên thệ cho Thái tử Norodom Monireth.



Trưởng Trần Văn Khắc (1) nhận lời tuyên hứa của đông cung thái tử Norodom Monireth (2) tại ngay xứ Chùa Tháp năm 1934.

7. Các Trưởng sáng lập HĐVN

Sếu Siêng Năng Trần Văn Khắc (1902-1994) là một trong những người Việt Nam đã du nhập phong trào Hướng đạo trong nước từ những năm đầu thập niên 30, khi mà thực dân Pháp còn đang đô hộ nước ta.




Trưởng Trần Văn Khắc (1902-1994)

8.Trại Họp bạn HĐVN - Tự Lực - 1974

Trong kỳ Họp bạn Hướng đạo Việt Nam mang tên Tự Lực được tổ chức tại Tam Bình, Thủ Đức từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 12 năm 1974, nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh (1925-1989) đã chụp một tấm hình trong buổi kỷ niệm ngày Về Nguồn gồm có các trưởng Trần Văn Khắc, Trần Văn Lược, Trương Trọng Trác, Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Văn Lộc (LM Tiến Lộc)…v..v.. hầu hết đều trong y phục cổ truyền Việt Nam.


Trại họp bạn Tự Lực (1974).

Bạn có nhìn thấy trưởng Trần Văn Khắc ở đâu trong tấm hình này? — cùng với Trương Trọng Trác, Vũ Thanh Thông, Lưu Thị Diệu Liên, Trần Văn Khắc, Lê Hựu, Trần Văn Lược, Nguyễn Quang Minh, Đinh Xuân Phức, Minh Thư Trần Văn Đường,Phan Kim Phụng, Nguyễn Đình Thư và LM Tiến Lộc.
Ghi chú: Ở phía dưới tấm hình, trưởng Sói Chuyên Cần đã ký nhầm năm, đúng ra là 1974.

9. Tên gọi HĐS qua các thời kỳ

Trong những năm khởi đầu, phong trào Hướng đạo tại nước ta thường được gọi là Đồng Tử Ban, Đồng Tử Quân, tất cả những từ này đều mượn của Trung quốc.

Đến năm 1933 thì trưởng Hoàng Đạo Thúy đề nghị tại một buổi họp tại Văn Miếu (Hà Nội) đổi các danh xưng Đồng Tử Ban trở thành Hướng Đạo Đoàn, Đồng Tử Quân trở thành Hướng Đạo Sinh để phù hợp với chức năng hơn. Thêm vào đó, đồng phục cũng thay đổi, áo nâu quần cụt xanh nước biển.

Cũng nên biết là ngày xưa, khi nói đến Đoàn có nghĩa là Thiếu đoàn bây giờ, còn Tráng Đoàn thì gọi là Lão Đoàn!..

Nhiều người Việt Nam chúng ta khi còn ảnh hưởng của thực dân Pháp nên thường hay gọi Hướng đạo là Xì-cút (Scout), thế là biết ngay mấy anh hướng đạo chúng mình!

10.Báo Chí HĐVN

Trong những năm đầu của thời kỳ sơ khai, phong trào Hướng đạo Việt Nam đã có những món ăn tinh thần không thể thiếu trong nội bộ. Đó là những tờ báo, tạp chí, nguyệt san Hướng đạo bằng Việt ngữ được phát hành nhằm cung ứng những nhu cầu đó.

11. Hướng Đạo Hành Khúc_Lưu Hữu Phước (1946)


“Nâng cao lá cờ Hướng đạo nhuộm oai hùng sáng ngời, Ta cùng đi cùng xây đời mới…” đó là bài Hội Ca mà tất cả anh chị em chúng ta khi trở thành một Hướng đạo sinh đều thuộc nằm lòng.

Bài Hội Ca, hay là Hướng Đạo Hành Khúc do chính nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác khoảng năm 1946 khi ông còn sinh hoạt trong Tráng đoàn Lam Sơn của trưởng Hoàng Đạo Thúy. Tráng đoàn Lam Sơn là Tráng đầu tiên của phong trào Hướng đạo tại Việt Nam, cột trụ của phong trào Hướng đạo tại miền Bắc.



12. Trưởng André Lefèvre

Trưởng André Lefèvre (1886-1946) từng làm Tổng ủy viên Hướng đạo Pháp (Éclaireurs de France, EdF) từ năm 1921 đến 1940.

Năm 1935, Lefèvre đã cử 2 trưởng Hướng đạo Pháp là André Consigny (EDF) và Auguste Bernard (EUF) sang Đông Dương để tiến tới thành lập Liên hội Hướng đạo Đông Dương (Federation Indochinoise des Associations de Scoutisme, gọi tắt là FIAS).

André Lefèvre, Tổng Ủy Viên Hướng Đạo Pháp (EDF) đã từng đến và công tác về phong trào Hướng đạo tại Hải Phòng, Hà Nội, Huế. 
Công việc của ông nhằm thống nhất các tổ chức Hướng đạo tại Đông Dương thành một Liên hội.

13. Trưởng Tạ Quang Bửu

Trong bài “DCC Tạ Quang Bửu trại trưởng huấn luyện đầu tiên của Hướng đạo Việt Nam” của trưởng Sư tử Đảm đương Tôn Thất Sam đăng trong Giữ Vững Mối Dây số 4, trang 48 và 49 có ghi lại gặp gỡ giữa trưởng Tạ Quang Bửu và linh mục Gagné:

Trưởng Tạ Quang Bửu trong khóa huấn luyện huynh trưởng được tổ chức tại trường Nữ công học hội Huế năm 1935. Bên cạnh từ trái sang phải có: Trưởng Emmanuel Niérdrist (trại trưởng), linh mục Georges Lefas (tuyên úy), linh mục Gagné, một HĐS Pháp và Tôn Thất Thiện.

Tưởng cũng nên biết là Cha Lefas thuộc Hướng đạo Công giáo Pháp (SdF), là giáo sư trường Thiên Hựu (Providence, Huế), ngài đã đứng ra tổ chức một đoàn hướng đạo tại đây do trưởng Trần Văn Tuyên làm đoàn trưởng và trưởng Tạ Quang Bửu làm đoàn phó, anh Tôn Thất Thiện là đoàn sinh…

14. Trưởng Cung Giũ Nguyên

Năm 1957, Hội Hướng đạo Việt Nam đã gởi 4 trưởng sang Anh quốc tham dự huấn luyện tại trại trường Quốc tế Gilwell, đó là các trưởng Mai Ngọc Liệu, Nguyễn Xuân Long, Tôn Thất Dương Vân và Cung Giũ Nguyên.

Sau đó, Ủy ban Huấn luyện Quốc tế đã cử trưởng Cung Giũ Nguyên làm DCC (Deputy Camp Chief of Gilwell), Trại trưởng Quốc gia để đào tạo huynh trưởng Hướng đạo Việt Nam từ năm 1958 đến năm 1963.
Trưởng Vịt Bể Cung Giũ Nguyên (1910-2008)

15. Trại trường Bạch Mã

Trại trường Bạch Mã là nơi đào tạo Trưởng Hướng đạo. Đã có rất nhiều Trưởng xuất thân từ trại trường này, trong đó nổi bật có: Trần Văn Khắc, Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, Trần Điền, Võ Thành Minh, Cung Giũ Nguyên, Nguyễn Thúc Toản, Phan Như Ngân, Tôn Thất Dương Vân, Mai Ngọc Liệu, Huỳnh Văn Diệp, Trần Văn Đường, BS Phạm Biểu Tâm, LS Trần Văn Tuyên, BS Vũ Ngọc Hoàn, Trần Bạch Bích, Trần Văn Thao..v..v..

Đường lên Bạch Mã (Ảnh của Lam Quang)

16. Trại họp bạn toàn quốc cả 3 ngành tại rừng Quảng Tế (Huế) năm 1941

Trại họp bạn toàn quốc cả 3 ngành tại rừng Quảng Tế (Huế) năm 1941 được tổ chức với hơn 3000 Hướng đạo sinh tham dự.
Vua Bảo Đại đến thăm trại Họp bạn Quảng Tế năm 1941 với hơn 3000 Hướng đạo sinh. Đứng bên cạnh có hai trưởng André Consigny (Uỷ viên Thường trực Liên hội Hướng đạo Đông Dương) và Raoul Serène (Phó ủy viên Thường trực Liên hội).

17. Trại Họp bạn Huynh Đệ (1935)

Trại họp bạn toàn quốc đầu tiên của phong trào Hướng đạo Việt Nam.

Đó là Trại Họp bạn Huynh Đệ (Camp de Fraternité) được tổ chức cách đây 80 năm về trước tại sân banh Mayer, Sài Gòn từ ngày 28 tháng 12 năm 1935 đến 1 tháng 1 năm 1936.

Đoàn Hướng đạo Nam kỳ tại trại Họp bạn Huynh Đệ 1935

18. Hội quán Bùi Chu, trụ sở của Hội Hướng đạo Việt Nam

Nôm na gọi là Hội quán Bùi Chu, đó là trụ sở của Hội Hướng đạo Việt Nam, căn nhà số 18 trên đường Bùi Chu, Quận 2, ở Sài Gòn trước năm 1975.

19. Hội quán 86 Hàng Trống và rạp chiếu bóng Lửa Hồng.

Cuối năm 1947, một số huynh trưởng Hướng đạo miền Bắc thành lập Ban liên lạc Hướng đạo do Trưởng Trần Văn Thao đứng đầu.

Căn nhà số 86 Hàng Trống ở Hà Nội trước đây là trụ sở của Hội Hướng đạo Việt Nam trong thời chiến đã được Bộ Kinh tế sử dụng làm kho chứa thóc, nay được trả lại.

Hội quán 86 Hàng Trống (Hà Nội)
Ảnh: Langhue.org

20. Trưởng Võ Thanh Minh

Hồng sơn Dã mã Võ Thanh Minh là một trong những thành phần lãnh đạo của Liên hội Hướng đạo Đông Dương từ năm 1937.

Trưởng từng là Tổng ủy viên Hướng đạo Trung kỳ (1934), Đạo trưởng thứ nhất ở đất Thần Kinh, Huế (1934), Tổng thư ký Liên hội Hướng đạo Đông Dương (1937). Là một Huynh trưởng có nhiều huyền thoại nhất trong lịch sử phong trào Hướng đạo Việt Nam!
Hồng Sơn Dã Mã Võ Thanh Minh (1906-1968)

21. Trại trường Tùng Nguyên -1936

Trại trường Tùng Nguyên là một trại trường huấn luyện Trưởng của Hướng đạo Việt Nam.

Được thành lập vào năm 1936 trên một diện tích rộng hơn 40 hecta, cách thành phố Đà Lạt khoảng 6km. Phía Bắc là trường Võ Bị Quốc Gia (Học Viện Lục Quân), phía Nam là nhà máy nước, vườn rau, phía Đông là Hồ Than Thở, và phía Tây là Hồ Mê Linh.

Trưởng Hổ Sứt Hoàng Đạo Thúy đang giảng khóa tại Trại trường Tùng Nguyên năm 1936.
Ảnh của Thai Thuan trích từ trong bộ sưu tập của Trâu Đắn Đo Nguyễn Trực.

22. Huy hiệu Hướng đạo Việt Nam

Theo hồi ký của Hồng Sơn Dã Mã Võ Thanh Minh (1) về huy hiệu Hướng đạo Việt Nam ngày xưa, Hoa Bách Hợp 4 múi, hoặc Hoa Sen:

“Chính phù hiệu ấy là Hoa Sen, chứ không phải là Hoa Bách Hợp như tất cả anh chị em miền Nam, kể cả Bạn Đường xưa đang lầm tưởng…

Phù hiệu Liên hội Hướng đạo Đông Dương (Fédération Indochinoise de Scoutisme) với Hoa Sen, Hoa Bách Hợp 4 múi.

23. Trưởng Emmanuel Niédrist (1923-1945)


Nói đến trưởng Raymond Schlemmer mà không nói đến trưởng Sơn Dương / Dê Sa Mạc Emmanuel Niédrist (1923-1945) là một thiếu sót!

Bởi vì anh là một huynh trưởng Hướng đạo gương mẫu, đáng kính, trẻ tuổi và tài cao. Anh là một trưởng có công lớn trong công cuộc huấn luyện huynh trưởng Hướng đạo Việt Nam trong những năm đầu sơ khai.



Tr Emmanuel Niédrist trong khóa huấn luyện Trưởng đầu tiên tại Đà Lạt năm 1936.
Hình: Bộ sưu tập của Tr Thai Thuan. — cùng vớiLouis Tran.

24. Tráng đoàn Lam Sơn

Tháng 10 năm 1930, Tr Hoàng Đạo Thúy thành lập đoàn Vạn Kiếp, kế đó là bầy Trứng Rồng và tráng đoàn Lam Sơn.

Tráng đoàn Lam Sơn là một tráng đoàn cột trụ ở Hà Nội, và cũng là một tráng đoàn có tiếng ở miền Bắc cũng như ở Đông Dương từ năm 1934-1945.
Toán Chim Sẻ (Trần Duy Hưng làm trưởng toán) thuộc Tráng đoàn Lam Sơn Hà Nội ở làng Thổ Hà (tỉnh Bắc Giang) sau lễ tuyên lời hứa năm 1939. Hàng ngồi trước từ trái sang phải: Tôn Thất Tùng, Hoàng Đạo Thọ, Phạm Biểu Tâm, Trần Duy Hưng, Vũ Văn Cẩn, Nguyễn Sĩ Dinh. Hàng sau: Tôn Thất Hoàng, Bửu Lư, Tôn Thất Hanh, Vũ Văn Hoan. (Ảnh của Tôn Thất Thiện) — cùng vớigaucancuhct@yahoo.com, Hoangthan Tran, Louis TranBinh Do.

25. Ai là người Việt Nam đầu tiên có tên Rừng?

Nhiều người nghĩ rằng các Trưởng tiền bối như Hoàng Đạo Thúy hoặc Trần Văn Khắc? Bởi vì các Trưởng ấy là những trưởng sáng lập ra phong trào Hướng đạo Việt Nam, là những người đầu tiên đã du nhập phong trào Hướng đạo. Và tất nhiên, họ là những người có tên Rừng đầu tiên?
Trưởng Trần Văn Khắc mang tên rừng là Sếu Vườn (Đồng Nai), sau gọi là Sếu Siêng Năng.

Trưởng Sơn Ca Phiêu Lưu Nguyễn Quang Minh trong một lá thư tiêu đề: Các nhân vật tạo cảm hứng cho tên Rừng HDVN (đề ngày 11-9-2011) gởi cho Tr. Lạc Đà Từ Tốn Nguyễn Tấn Định có giả thuyết rằng, kể từ sau khi thụ huấn ở trại trường Gilwell (Anh quốc), Tr. Tạ Quang Bửu (tên Rừng là Chồn / Fennec) đã mang tên Rừng của mình về Việt Nam (Trại trường Bạch Mã) thì mới phát sinh ra lễ Đặt Tên Rừng cho các Trưởng đi học khóa Bạch Mã?
Trưởng Hoàng Đạo Thúy mang tên rừng là Hổ Sứt, sau còn gọi là Hổ Mài Nanh.

26. Trại Họp Bạn Rừng Sặt (1940)

Rừng Sặt thuộc tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 25km, ngày nay là trường Đại học Thể dục Thể thao.

Chính nơi đây, 75 năm về trước đã từng là địa điểm của trại họp bạn cho ba ngành Hướng đạo Việt Nam: Ấu, Thiếu và Tráng.

Kỳ trại đánh dấu 10 năm khai sinh ra phong trào Hướng đạo Việt Nam do Tr Hổ Sứt Hoàng Đạo Thúy và Gà Kê Christian Schlemmer đồng làm trại trưởng.

Trại sinh chào cờ, hàng ngàn hướng đạo sinh hô vang, khơi động cả khu rừng Sặt! Hàng ngàn cặp mắt chăm chú...
(Ảnh Nguyễn Duy Kiên)

27. Trại Họp bạn HĐVN tại Sài Gòn (1935)

Dưới đây là một đoạn của cuốn Hồi ký Lịch sử Hướng đạo Việt Nam của cố Trưởng Trần Văn Khắc, ghi lại về việc bán vé số tổ chức trại Họp bạn HĐVN tại Sài Gòn vào năm 1935.

Các anh em trại sinh của ba miền Nam-Trung-Bắc và hướng đạo sinh nước ngoài vai trong vai tại trại họp bạn toàn quốc Sài Gòn 1935.

28. Trại Họp Bạn Phục Hưng 1959

Đây là trại họp bạn toàn quốc Hướng đạo Việt Nam được tổ chức tại Lâm viên Quốc gia Trảng Bom (Biên Hòa) từ ngày 24-27 tháng 12 năm 1959.
Huy hiệu trại họp bạn là trái sao (một loại cây trồng rất nhiều ở Trảng Bom) có 3 lá tượng trưng cho 3 lời hứa. Trái sao này có thể bay tỏa khắp muôn phương nếu gặp gió cuồn cuộn như để thể hiện một phong trào hướng đạo lành mạnh cho giới trẻ được bay tung tăng khắp mọi nơi mọi nẻo đường của đất nước.

29. Trại Họp bạn Giữ Vững 1970

Trại được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm phong trào Hướng đạo Việt Nam mang tên Giữ Vững tại Suối Tiên (Thủ Đức) trong các ngày 26 đến 30 tháng 12 năm 1970.

 
Huy hiệu kim khí.

Huy hiệu trại họp bạn.


Áp phích trại họp bạn do họa sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt vẽ.

30. Trại Họp bạn Tự Lực 1974

Được tổ chức tại một khu đất rộng bên cạnh Dòng Đồng Công thuộc xã Tam Bình, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định, cách Sài Gòn khoảng 20km về hướng Bắc, từ các ngày 21 đến ngày 25 tháng 12 năm 1974.

Huy hiệu Tự Lực Tam Bình trên cổng trại.

31. so-tay-san-ten-rung

Nhân dịp trại Họp bạn HỢP LỰC 2015, nhiều dân Rừng sẽ hội ngộ trong kỳ trại này.

Phần 1 sau đây là những hình ảnh lấy từ cuốn Sổ Tay Săn Tên Rừng gồm một số Trưởng mang tên Rừng rất quen thuộc. Vậy bạn có thể cho biết họ là ai, và tên Rừng của họ là gì?


Đáp án sẽ up trong lần tới.


Chúc trại Họp bạn nhiều thành công và nhiều dấu ấn!

34. Trích Hồi kýcủa Tr. Hoàng Đạo Thúy

Dưới đây là hồi ký*(1) của Tr. Hoàng Đạo Thúy viết tại Hà Nội khoảng năm 1990 về phong trào Hướng đạo trong thời kỳ sơ khởi, đầu thập niên 30. Mời các bạn cùng đọc:
Hoàng Đạo Thúy trong những năm cuối của cuộc đời đã cố gắng hết sức để gây dựng lại phong trào Hướng đạo tại Việt Nam. (Ảnh: Khai Phá)

35. Hướng đạo Việt Nam tại các trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới.

Nhìn lại lịch sử phong trào Hướng đạo Việt Nam 85 năm về trước, kể từ trại họp bạn hướng đạo thế giới đầu tiên được tổ chức ở Olympia (Anh quốc) vào năm 1920 thì mãi đến năm 1947 nhân kỳ họp bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ 6 tại Moisson (Pháp quốc) thế giới mới nhìn thấy được hướng đạo sinh người Việt nhưng dưới danh nghĩa của French-Indochina. Đó là những người Việt Nam đại diện của Hướng đạo Bắc kỳ là Trần Văn Thao và Tôn Thất Thiện đại diện cho Hướng đạo Trung kỳ. Cả hai thuộc phái đoàn Hướng đạo Đông Dương.

Huy hiệu trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ 6 tại Moisson (Pháp quốc) năm 1947.

36. Đồng phục Hướng đạo Việt Nam thay đổi trong 85 năm qua.

Nếu đi ngược thời gian, khoảng thập niên 30 trở đi thì đồng phục Hướng đạo Việt Nam chính là đồng phục của Hướng đạo Pháp như Scouts de France (Công giáo), Eclaireurs de France (Thế tục) và Eclaireurs Unionisters (Tin lành).

Đoàn Hướng đạo Việt Nam đầu tiên ra đời tại Hà Nội mang tên anh hùng áo vải Lam Sơn, Lê Lợi. Và kể từ đó đồng phục áo màu nâu với khăn quàng màu xanh lá cây viền đỏ đã bắt đầu xuất hiện.

Áo nâu quần xanh sẫm trước năm 1963.

37. Trưởng Georges Lefas (LM)

Linh mục Georges Lefas với phong trào Hướng đạo tại Thiên Hựu Học Đường (L’Institut de la Providence) Huế.

Linh mục George Lefas (1906-2002)

Trường Thiên Hựu là một trường Tây, trường của Giáo hội Công giáo, dạy tiếng Pháp theo chương trình tú tài Pháp, thành lập năm 1933. Trường do Cha Ngô Đình Thục (sau này là Tổng Giám mục địa phận Huế, cử nhân Triết học) làm Hiệu trưởng trên phương diện pháp lý.

38. Người mang thẻ Sói Con đầu tiên của Hướng đạo Nam kỳ là ai?

Nhìn lại thời kỳ phong trào Hướng đạo Việt Nam còn trong trứng nước cho đến năm 1975, thẻ hội viên Hướng đạo Việt Nam đã qua nhiều giai đoạn biến cố, thăng trầm của lịch sử.

Từ Hướng đạo Pháp (Scouts de France), Hướng đạo Đông Dương cho đến Hội Hướng đạo Việt Nam được Tổ chức Hướng đạo Thế giới (WOSM) thừa nhận, thẻ hội viên đã là những dấu ấn và kỷ niệm không phai mờ trong những Hướng đạo sinh Việt Nam ngày nay, nhất là những người đã từng thích thú với phong trào vui chơi và giáo dục hữu ích này dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn!

Mặt trước của Thẻ Sói Con của Huỳnh Thành Hưng mang số 1, đầu tiên của Tổng cuộc Hướng đạo Nam kỳ (Fédération des Eclaireurs de Cochinchine)

39. Hướng đạo Việt Nam trước năm 1937

Như chúng ta đã biết phong trào Hướng đạo du nhập vào Việt Nam qua các Trưởng và linh mục người Pháp vào những năm cuối thập niên 20 (1)

Hồi đó người dân Việt Nam chưa biết gì nhiều về phong trào này mà chỉ thấy đâu đó, bóng dáng tụi trẻ mặc đồng phục gọn gàng và đẹp mắt từ các trường như Lycée Albert Sarraut ở Hà Nội, Chasseloup Laubat ở Sài Gòn, và L’Institut de la Providence ở Huế (2)

Con em người Pháp học tại trường Albert Sarraut Hà Nội tham gia phong trào Hướng đạo tại trường. Ảnh của André Boidec.

40. Trưởng Raoul Sérène

24 tháng 12 sắp tới, chỉ còn có vài ngày nữa là ngày giỗ thứ 35 của Trưởng Raoul Sérène, một huynh trưởng Hướng đạo thời Đông Dương, thời của những năm đầu khai sinh ra phong trào Hướng đạo Việt Nam. Ông còn là một trong những khóa trưởng đầu tiên của Hướng đạo Đông Dương đã có công huấn luyện các huynh trưởng Hướng đạo Việt Nam từ những năm 1936 tại Đà Lạt.

Gấu Tận Tụy mời các bạn theo dõi bài viết về Raoul Sérène, để biết thêm một nhân vật lịch sử trong quá trình kỷ niệm 85 năm phong trào Hướng đạo Việt Nam (1930-2015).
Raoul Sérène (1909-1980) 
Ảnh trích từ tập san Giữ Vững Mối Dây số 14, trang 39

41.Trại họp bạn của HĐVN tại Scouters’ Mountain (tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ, 1980)

Để đánh dấu 50 năm phong trào Hướng đạo Việt Nam (1930-1980), theo đề xướng của Trưởng Mai Liệu, một trại họp bạn được tổ chức tại Scouters’ Mountain (tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ) từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 8 năm 1980 [1]


Trưởng Trần Văn Khắc vừa mới định cư đến Ottawa (Ontario, Canada) từ Việt Nam đã đến tham dự với nhiều hoài bảo ấp ủ từ lâu, mong đợi một ngày đại gia đình Hướng đạo Việt Nam được đoàn tụ!

42. Tết Hướng đạo năm xưa

CHÚC MỪNG NĂM MỚI - XUÂN BÍNH THÂN 2016

Tết năm này nhớ Tết năm xưa

Mùa Xuân năm 1935 (Xuân Ất Hợi), những ngày đầu năm tại thành phố Hà Nội đã có đoàn Hướng đạo do Trưởng Hoàng Đạo Thúy dẫn đầu, đã đến chúc Tết tại Phủ Thống sứ Bắc kỳ (nay là Bắc Bộ Phủ), và sinh hoạt giúp vui cho các em thiếu nhi tại đây.

Đồng hành với người Việt, Phủ Thống Sứ Bắc Kỳ (Résident supérieur du Tonkin) đã đón Xuân Ất Hợi (1935) bằng cách mở rộng cửa đón chào các em học sinh ăn mặc đẹp đẽ, gọn gàng đến ăn Tết và nhận phần thưởng gồm có một số sách vở, giấy bút, tranh ảnh…do chính tay bà Thống sứ Auguste Eugène Ludovic Tholance trao tặng. (Ảnh: Tạp chí Ngày Nay)

43. Đại Hội Đồng Thường Niên 1970

Năm 1970 là năm quyết định giữ vững và phát triển phong trào Hướng đạo tại Việt Nam. Hội Hướng đạo Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội đồng thường niên tại Đà Nẵng từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 2 năm 1970.

Quang cảnh Đại Hội Đồng nhóm họp, phía trên bên trái là Thư ký đoàn.
Ảnh: Bộ sưu tập của Tr. Thai Thuan.

44. Trại Họp Bạn Ngành Tráng Hướng đạo Việt Nam 1969

Mặc dù tình hình chính trị trong nước vẫn căng thẳng, nhất là sau Tết Mậu Thân năm 1968, ngành Tráng Hướng đạo Việt Nam đã tổ chức thành công một trại họp bạn của ngành ngay tại Đồi Cù, Đà Lạt[1] vào dịp lễ Giáng Sinh năm 1969.

Đồi Cù, nơi đã tổ chức trại Họp bạn Ngành Tráng Hướng đạo Việt Nam cách đây 47 năm về trước.

Người đứng ra tổ chức trại này chính là Trưởng Sư Tử Đảm Đương Tôn Thất Sam[2], nguyên Châu trưởng Châu Trường Sơn Hạ. Trại trưởng là Tr. Sói Lịch Thiệp Đỗ Quý Toàn[3]. Trại phó sinh hoạt là Tr. Voi Hoạt Bát Nguyễn Văn Lộc (tức Linh mục Tiến Lộc)[4].

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

45. Trưởng Phan Bá Lân và tờ báo HƯỚNG ĐẠO đầu tiên ở Việt Nam

Trong những năm đầu sơ khai của phong trào Hướng đạo Việt Nam, ở miền Nam (lúc đó còn là thuộc địa của Pháp, thường gọi là Nam Kỳ) có một huynh trưởng Hướng đạo đã có nhiều cống hiến cho phong trào, nhất là việc in ấn và phổ biến tờ nguyệt san “Hướng Đạo”[1] đầu tiên được viết bằng Quốc ngữ, đó là Trưởng Phan Bá Lân (1906-1976).

46. Bản tin Hướng Đạo Việt Nam Hải Ngoại đầu tiên


Sau một biến cố 30 tháng 4 năm 1975, làn sóng người Việt di tản rầm rộ, và sau một thời gian ngắn ở các trại tỵ nạn, một số Trưởng và Hướng đạo sinh Việt Nam đã được bảo trợ và bắt đầu cuộc sống mới của mình trên miền đất hứa đầy tự do và hy vọng.

Mãi đến ngày 15 tháng 3 năm 1976, tổ chức Hướng đạo Việt Nam Hải Ngoại hình thành và chính thức hoạt động với tôn chỉ: bảo tàn di sản phong trào HĐVN, phát huy tình huynh đệ Hướng đạo giữa những người cùng nguồn gốc Việt Nam, hỗ trợ hội viên gia nhập vào các Hội Hướng đạo bản xứ, và giáo dục hội viên thành những công dân tốt hơn, và có thái độ công bằng hơn đối với nhân loại, bằng triết lý giáo dục Hướng đạo do vị sáng lập của phong trào đề ra là Huân tước Baden Powell, cung cấp các chương trình giáo dục và việc thiện.[1]

47.Phong trào HĐVN tại các Trại tỵ nạn ở Hoa Kỳ

30 tháng 4 năm 1975, chiến tranh Việt Nam chấm dứt, người Việt di tản sang Hoa Kỳ, và làn sóng người tỵ nạn ồ ạt sang các trại tạm cư ở các căn cứ quân sự của Quân đội Hoa Kỳ như Fort Chaffee, Fort Smith (Arkansas), Camp Pendleton (California), Indiantown Gap (Pennsylvania), và Eglin Air Force Base (Florida), trong số đó có một số Trưởng và Hướng đạo sinh Việt Nam!

Sinh hoạt Hướng đạo được hồi sinh tại Camp Pendleton, Liên đoàn Lạc Việt do Trưởng Trương Trọng Trác thành lập, cố vấn bởi Tr. Mai Ngọc Liệu. Indiantown Gap có Tr. Nguyễn Xuân Hoàng Quân, và tại Fort Chaffee thì có Tr. Hà Dzũng và Tr. Nguyễn Quang Minh hướng dẫn.[1]

48. Phong trào Hướng đạo Việt Nam tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á

Tiếp theo cuộc di tản lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975 là những cuộc vượt biên bằng đường bộ, bằng ghe tàu [1]…đã tiếp tục những trang sử đau thương của dân tộc Việt.

49. Hội nghị Trưởng HĐVN, Costa Mesa (1983)

     Mùa hè năm 1980, sau trại Họp bạn kỷ niệm 50 năm phong trào Hướng đạo Việt Nam tại Scouters’ Mountain (Oregon), trưởng Trần Văn Khắc và các trưởng Mai Liệu, Trần Văn Đường, Trần Cao Lĩnh, Đinh Xuân Phức, Đỗ Quý Toàn, hai trưởng kỳ cựu trong phong trào Nữ HĐVN là Phan Nguyệt Minh và Trần Bạch Bích đã dự định một phương hướng nhằm mục đích tiến tới thành lập một cơ cấu hoàn toàn mới để thay thế “Hướng đạo Việt Nam Hải ngoại” [1]