SEARCH

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

55. Trò chơi lớn: Hỏa Bài

Năm 1943, Liên hội Hướng đạo Đông Dương đã tổ chức một cuộc chơi lớn cho tất cả các Hướng đạo sinh thuộc 3 miền Nam-Trung-Bắc.

Đây được xem như là một trò chơi lớn rất thu hút nhiều Hướng đạo sinh tham gia, đó là một trò chơi có tính chất giáo dục lịch sử mà Tr. Hoàng Đạo Thúy đã đề nghị khởi xướng.

Nội dung chính là đem bức Hỏa Bài của Hoàng đế Gia Long từ Hà Nội đến Quan Tổng trấn Lê Văn Duyệt ở thành Gia Định. Bức Hỏa Bài của nhà Vua chính là thông điệp gởi cho toàn dân biết rằng, nước Việt Nam ở khắp nơi trên lãnh thổ đều bình định và thống nhất!

Từ biên giới ở Hà Tiên đến Cao Bằng, các miền Nam-Trung-Bắc đều thống nhất trở thành một nước Việt Nam độc lập, một nước Việt Nam của người Việt Nam!

Thông điệp đó viết bằng tiếng Quốc ngữ (thời Bá Đa Lộc, 1802) và bằng chữ Nho, đựng trong một ống tre có trạm trỗ thật khéo léo và mỹ thuật[1]

Nhưng mục đích chính của Liên hội là gì? Chính là mục đích giáo dục cho mỗi Hướng đạo sinh tự rèn luyện chí khí trong một thân thể cường tráng, đầy năng động và tính tháo vát, có tinh thần vượt gian khó với những kiến thức, tinh hoa đã lãnh hội được trong phong trào.

Khoảng 600 Hướng đạo sinh 3 miền đã hưởng ứng trò chơi lớn này. Ở mỗi miền đều có các Ủy viên xứ đảm trách và kiểm soát trò chơi.
Cuộc chạy Hỏa Bài được chia làm 180 chặng trên đường cái quan dài 1800 cây số nối liền từ Sài Gòn đến Hà Nội, mỗi chặng ước tính chừng 10 cây số. Khởi điểm là Hà Nội lúc 7 giờ sáng ngày 14 tháng 7.

Hầu hết các Hướng đạo sinh tham gia đều sẵn sàng, ở mỗi trạm để đón Hỏa Bài không nhất thiết là phải nơi đầu cầu, trường học, chùa chiền… mà có thể là một cái chòi thô sơ, hay một cái lều nho nhỏ. 
Khi Hỏa Bài tới, bất luận ở bất cứ lúc nào, có thể đêm, có thể ngày, có thể mưa, có thể nắng… hoặc có thể giông bão, có thể có nhiều chướng ngại vật mà mỗi Hướng đạo sinh phải vượt qua, nhận và đem giao Hỏa Bài tới trạm kế tiếp như một báu vật, như một sứ mạng thiêng liêng của một người dân nước Việt đối với Vua.

Trong quá trình của trò chơi, đã có những khó khăn nguy hiểm đã xảy ra[2], tuy vậy, các Hướng đạo sinh đã không quản ngại đường xa, đi bộ có, đi xe đạp cũng có, nguy hiểm không hề chi (dù đã có người rơi xuống hố), mặc cho bão tố gầm gừ (như ở đoạn đường Đông Hà-Huế và từ Phan Ri vào Phan Thiết đã bị giông tố làm trì trệ!)[3].

Cuối cùng rồi Hỏa Bài đã đến Sài Gòn đúng 2 giờ rưởi khuya ngày thứ Bảy 17 rạng ngày Chủ Nhật 18 tháng 7 với tổng số 91 tiếng 36 phút (trung bình 19 cây số 640 một giờ) qua 1800 cây số đường dài.
Uỷ viên Thường trực Liên hội Hướng đạo Đông Dương là anh André Consigny cùng với đoàn Hướng đạo Nam Kỳ đã túc trực sẵn ở Sài Gòn để đón tiếp Hỏa Bài ngay tại Cầu Bông (Đa Kao).

Đến ngày hôm sau, tức là sáng ngày Chủ Nhật, tại sân vận động Mayer, Tổng cuộc Hướng đạo Nam Kỳ đã tổ chức một buổi lễ rước Hỏa Bài rất long trọng. Đến tham dự có cả ông Thống đốc Nam Kỳ Ernest Thoimotheé Hoeffel[4], Thủy sư Đô đốc Bérenger, Đại tá Maurice Ducoroy[5], Hội trưởng Hội Thể thao Nam Kỳ Rollin, Giám đốc Ty Giáo huấn Nam Kỳ Taboulet cùng với nhiều viên chức cao cấp khác trong Chính quyền. Hàng ngàn người dân Sài Gòn tấp nập đến xem và hoan hô nhiệt liệt sau khi đoàn Hướng đạo diễn lại tấn tuồng lịch sử khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt nghinh rước Hỏa Bài của đức Hoàng đế Gia Long với thông điệp thống nhất sơn hà.

………………………………………

[1] Trong ống tre này thật sự có chứa đựng mấy lá cờ hiệu cùng với mấy vần thơ. Cái thứ nhất gởi cho Toàn quyền Đông Dương là ông Jean Decoux, cái thứ hai là của Thống đốc Bắc kỳ gởi cho Thống đốc Nam kỳ, và cái thứ ba là gởi cho anh André Consigny là Ủy viên Thường trực Liên hội Hướng đạo Đông Dương.

[2] Theo tài liệu “Vài nét phác họa về Lịch sử Hướng đạo Việt Nam thời khởi thủy” của Hồng Sơn Dã Mã Võ Thanh Minh viết từ Từ Đường Sào Nam Tiên Sinh ngày 1 tháng 7 năm Bính Ngọ (1966): “Hỏa Bài: Cuộc chơi lớn không kém hào hứng nhưng cái đề tài thì khá lỗi thời…hay là Tổng Bộ đã phần nào bị mua chuộc? Tuy vậy, nể mặt Hoàng Lão Hổ, Dã Mã vẫn lặng lẽ dẫn tất cả tráng sinh trên trận tuyến dài hơn 200 cs, để khỏi đứt mối dây liên lạc Bắc-Nam. Mối dây mà Dã Mã đã đề cao trong bài “Giữ Chặt Mối Dây”. Một tráng sinh, tên Cảnh (Tráng đoàn Hồng Lam) suýt chết trong cuộc chơi ấy. Hú hồn!”

Và trong cuốn “Kỷ yếu Hướng Đạo Việt Nam 1930-1945” của Sáo Dễ Thương Phạm Văn Nhơn (Nhà xb Văn Nghệ ấn hành năm 2009, trang 296 & 297) có ghi lại như sau: “Vì sao mà Tráng sinh Cảnh suýt chết? Tết năm 1967, chúng tôi đến thăm Trưởng Minh. Đến đầu dốc Bến Ngự thì dừng lại sắp hàng ngang rồi hô 1, 2, 3 mạnh ai nấy đạp xe lên dốc. Ai đến trước sẽ được thưởng. Vì dốc cao lại không lấy đà nên đạp rất khó nhọc, khi đến nơi thì mệt đừ. Trưởng Minh đứng trên dốc vỗ tay cổ võ. Có anh mệt quá nằm dài thì Trưởng bảo phải đứng dậy để đi lại thì tốt hơn. Sau đó Trưởng Dã Mã kể cuộc chơi Hỏa Bài có nói: “Mình dốt quá không nghiên cứu kỹ nên cho coureur mang Hỏa Bài mặc áo đỏ mà trâu bò thì lại kỵ màu này lắm nên khi em Cảnh phóng xe thì gặp bầy bò đang đi bên vệ đường chúng rượt đuổi, em Cảnh hoảng hốt phóng nhanh và rơi… xuống hố.”

[3] Theo bài “Chạy Hỏa Bài” của Tr. Gấu Hì đăng trên tờ bán nguyệt san Hướng Đạo (Tiếng nói Hướng Đạo Việt Nam) số 6 ra ngày 5 tháng 10 năm 1949 thì: “Chặng trậm trễ hơn hết là chặng Đông Hà-Huế, vì bị bão tố và đò làm ngưng trệ, tốc lực trung bình: 14 cây số 600 một giờ. Bởi thế nên đoàn Hướng đạo lãnh phần đem Hỏa Bài vào Tourance, trước khi lìa Huế, có nhận mấy lời ủy thác của anh Đoàn trưởng: Hãy ráng bắt lại cái thời giờ đã trễ của ta và ráng tăng tốc độ lên. Hãy cắn răng và nhấn mạnh bàn đạp mà dong ruổi tới mãi, vì danh dự của Hướng đạo đoàn…

“Từ Phan Ri vào Phan Thiết, lại một phen gặp giông tố nữa, gió đùa cát thành đống trên đường, chạy thật khó khăn, trễ rất nhiều. Nhưng một Hướng đạo sinh gốc gác ở Mỹ Tho, đã từng dự vào cuộc đua xe đạp vòng quanh Đông Dương, quyết lòng bắt lại sự trễ nải ấy. Anh đã chạy từ Gia Ray đến Xuân Lộc với tốc độ 35 cây số một giờ. Tới Xuân Lộc, trạm ở đây chưa sẵn sàng để lãnh Hỏa Bài, anh tiếp tục chạy luôn một mạch từ Xuân Lộc đến Sài Gòn (75 cây số), giữa đêm tối trung bình 25 cây số 800 một giờ.” (trang 14)

Tưởng cũng nên biết Gấu Hì tên thật là Nguyễn Văn Thuyết, đã từng sinh hoạt Hướng đạo từ Liên đoàn Biên Hùng (Biên Hòa) từ năm 1942. Sau đó Trưởng học tại Hà Nội và tham gia sinh hoạt Hướng đạo trong nhóm Tổng hội Sinh viên Đông Dương. Từ năm 1946, sinh hoạt tại Liên đoàn Phan Thanh Giản (Vĩnh Long) với Trịnh Văn Sáu (Nga Trầm Tư) và Nguyễn Bá Tước (Bò Rừng Cang Trực). Năm 1948 học Đại học Khoa học Sài Gòn và sinh hoạt trong Liên đoàn Chi Lăng. Nổi bật nhất là trước năm 1975, Trưởng đã từng là Đạo trưởng Đạo Trấn Biên (Biên Hòa), và đến tháng 11 năm 1991, Trưởng sang Úc đoàn tụ với các con và cũng đã trở về thăm quê nhà. Theo Website của Trường Trung Học Ngô Quyền thì Gấu Hì Nguyễn Văn Thuyết đã lìa Rừng, nhưng không rõ năm nào?

Trưởng Gấu Hì đã có nhiều bài viết cho tờ “Hướng Đạo” do Cosme Kassubeck chủ trương, phát hành tại Sài Gòn trong những năm đầu thập niên 40.

[4] Thống đốc Nam Kỳ Ernest Thoimotheé Hoeffel từng làm Khâm sứ (Résident Supérieur) Sài Gòn-Chợ Lớn từ năm 1939, là người Pháp cuối cùng làm Thống đốc Nam Kỳ từ tháng 12 năm 1942 đến tháng 3 năm 1945.

[5] Ông được Toàn quyền Đông Dương cử phụ trách thanh niên, nhậm chức Head of Indochina General Commissariat for Physical Education, Sport and Youth từ năm 1940, là người có nhiều uy quyền, giám đốc trường ESEPIC (Ecole Supérieure d’Education Physique d’Indochine) chuyên dạy thể thao, gây thành một phong trào thể thao “Sports-Jeunesse d’Indochine” rất rầm rộ khắp xứ Đông Dương cũng như các nước thuộc địa khác của Pháp.
Nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã có nhắc đến ông Ducoroy và phong trào thể thao này trong cuốn “Hồi ký Phạm Duy - Tập 1.” Tìm đọc thêm trên mạng tại địa chỉ: http://vnthuquan.org/truyen/truyen.aspx…

Bạn có thể tìm đọc thêm về Đại tá Maurice Ducoroy trong cuốn “Youth Mobilization in Vichy Indochina and Its Legacies, 1940 to 1970” của Anne Raffin do Nhà xuất bản Lexington Books ấn hành năm 2005, nơi trang 92 có đoạn về Tr. Hoàng Đạo Thúy và “Hướng đạo đoàn” diễn hành trong ngày Joan of Arc Day tại Hà Nội năm 1943 đã dùng cách chào Hướng đạo trước công chúng thay vì chào theo kiểu Youth of the French Empire (như lối chào của Đức Quốc Xã) mà Durocoy đã phẫn nộ và đã không thể xử phạt hành chánh Tr. Hoàng Đạo Thúy cũng như Hội Hướng đạo Bắc kỳ.

Cũng trong tập bản thảo “Hội Hướng đạo Việt” (bản đánh máy, 1990) của Hoàng Đạo Thúy cũng có nhắc khá nhiều về Durocoy nơi trang 13.

Linh mục Georges Lefas, tuyên úy Hướng đạo Đông Dương từ năm 1937.

Linh mục Nicola Maria Đinh Quang Điện.

Tu sĩ Đinh Chí Cương.

Linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích.

Linh mục Stephanô Nguyễn Như Thể.

Năm 1966, trong chuyến hành hương đi bộ từ Huế đến La Vang, các trưởng Đoàn Thanh Minh (bên trái) và Lê Ngọc Bưu (bên phải) đã dừng chân chụp ảnh lưu niệm với Linh mục Nguyễn Văn Thuận.

(Nguyễn Đình Dinh - Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, là cháu kêu bằng cậu ruột của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. -Trưởng Đoàn Thanh Minh cựu Liên đoàn Trưởng LĐ La Vang đã lìa rừng năm 1968 tại Huế.- Trưởng Lê Ngọc Bưu cựu Thiếu Trưởng Thiếu đoàn La Vang, hiện là Ban Tu Thư của HĐVN, đang sinh sống ở Sài Gòn. )

Trưởng Trần Bạch Bích (Tổng Ủy viên Nữ HĐVN) và Tr. Mai Liệu (Trại trưởng Quốc gia HĐVN).
(Ảnh: GTT)


Trưởng Trần Văn Hợp.

Trưởng Trần Văn Lược, Tổng Ủy Viên Hội Hướng Đạo Việt Nam.

Trưởng Linh mục Nguyễn Đức Bình.

Trưởng Giáo sư Mai Ngọc Liệu.

Trưởng Giáo sư Cung Giũ Nguyên


Trưởng LM Nguyễn Thới Hòa.

 
Trưởng Linh mục Tiến Lộc.


Một đoàn Hướng đạo Việt Nam được thành lập ở các xứ đạo Kon Tum do các các giáo sĩ và các Trưởng người Pháp điều hành (1935)
(Ảnh sưu tập của GTT)
  
Các hướng đạo sinh Công giáo thuộc 3 liên đoàn Nguyễn Bá Tòng, Trương Vĩnh Ký và Phan Đình Phùng đã tổ chức trại họp bạn tại giáo xứ Kim Sơn, Phát Diệm năm 1954.


Bài kinh này có đăng trong Bản tin, thư liên lạc, Mối Dây của Vp Trung ương HĐCGVN trước năm 1975.


Liên đoàn Trai Việt Nha Trang.
(Ảnh của đơn vị)







Huy hiệu La San Trai Việt.
(Ảnh: FB Long Tran)


Trưởng Linh mục Nguyễn Đức Bình.

Liên đoàn Trai Việt Nha Trang.
(Ảnh của đơn vị)

Liên đoàn Trai Việt Nha Trang.
(Ảnh của đơn vị)

Trưởng Đinh Xuân Phức, Đạo trưởng Đạo Thủ Đô (ngoài cùng, bìa trái) chụp ảnh lưu niệm với quý linh mục, các trưởng cùng một số hướng đạo sinh Công giáo tại Sài Gòn năm 1968.

Linh mục G. Lefas (bìa bên phải) cùng với Bernard, Serène, Hoàng Đạo Thúy, E. Niédrist, Trần Văn Khắc tại Trại Huấn luyện Trưởng đầu tiên tổ chức tại Đà Lạt năm 1936.
(Ảnh: Bộ sưu tập của Thái Thuần)



Thư bổ nhiệm Tổng tuyên úy Hướng đạo Công giáo Việt Nam của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
(Ảnh tư liệu của Giúp Ích)



 Trường Lycée Albert Sarraut, Hà Nội.

Gia đình Hướng đạo Xuân Hòa kỷ niệm 55 năm ngày thành lập, 2012.
(Ảnh Kỷ yếu 55 GXH)

Họp mặt kỷ niệm lần thứ 160 Sinh nhật Huân tước Baden Powell, 2017.
(Ảnh: GXH)

Hội Bầy Gia đình Hướng đạo Xuân Hòa, 2016.
(Ảnh: Nguyễn Tuấn)

 
Họp mặt kỷ niệm lần thứ 160 Sinh nhật Huân tước Baden Powell, 2017.
(Ảnh: GXH)


Bầy Sói con sinh hoạt tại khuôn viên trường Trung học Tư thục Công giáo La San Taberd (Sài Gòn).
(Ảnh: Kỷ yếu La San Taberd 1969).








Kha đoàn La Vang tại núi Ngọc Hồ năm 1970.
(Ảnh: LĐ HĐCG Huế)

Tráng đoàn Bàn Sơn, toán Đống Đa.
Người mang cờ là Toán trưởng Nguyễn Đình Dinh.
(Ảnh: LĐ HĐCG Huế)

Tráng đoàn Bàn Sơn tại bãi biển Lăng Cô năm 1973. Tráng trưởng là Tr. Nguyễn Văn Mỹ (người chống nạnh trong hình) lúc đó là giảng viên môn Hướng Dẫn Khải Đạo ĐHSP Huế, Phó Viện trưởng Viện Đại học Quảng Đà. Hầu hết các tráng sinh Tráng đoàn Bàn Sơn là sinh viên Đại học Huế.
(Ảnh: LĐ HĐCG Huế)

Kha đoàn La Vang đang công tác xã hội tại bến đò Tiên Nộn (Huế, 1971).
(Ảnh: LĐ HĐCG Huế)



Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét