SEARCH

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

39. Hướng đạo Việt Nam trước năm 1937

Như chúng ta đã biết phong trào Hướng đạo du nhập vào Việt Nam qua các Trưởng và linh mục người Pháp vào những năm cuối thập niên 20 (1)

Hồi đó người dân Việt Nam chưa biết gì nhiều về phong trào này mà chỉ thấy đâu đó, bóng dáng tụi trẻ mặc đồng phục gọn gàng và đẹp mắt từ các trường như Lycée Albert Sarraut ở Hà Nội, Chasseloup Laubat ở Sài Gòn, và L’Institut de la Providence ở Huế (2)

Con em người Pháp học tại trường Albert Sarraut Hà Nội tham gia phong trào Hướng đạo tại trường. Ảnh của André Boidec.

Họ là những Hướng đạo sinh, phần lớn là con em của các công chức, quân đội viễn chinh người Pháp đang làm việc và công tác tại Đông Dương. Cũng có những con em người Việt, nhưng thường là giới giàu sang, quan lại.

Không những ở các trường lớn như vậy, mà ở ngay cả giáo xứ họ đạo, các giáo sĩ thừa sai, các Cha Cố người Pháp cũng tổ chức các đoàn hướng đạo, các đoàn này thường là các em người Việt.

Ở Hà Nội có linh mục Joseph Dépaulis, ở Hải Phòng có Larmurier, ở Huế có George Lefas, Gagné, và ở Sài Gòn có các Cha Louison, Cha Parrel(3)... là những người ít nhiều gì cũng có kiến thức về phong trào Hướng đạo, và cũng đã từng tham gia sinh hoạt Hướng đạo tại Chính quốc.

Trườngt Lycée Albert Sarraut ở Hà Nội đã từng là nơi Liên Hội Hướng đạo Đông Dương (Fédération Indochinoise des Associations de Scoutisme) ra đời. Ngày 28 tháng 2 năm 1937, Trưởng Raymond Schlemmer làm chủ tọa một phiên họp đặc biệt có sự tham dự của các ủy viên các xứ như: Trần Văn Khắc, Raoul Serène, Emamanuel Niédrist, Võ Thanh Minh, Auguste Bernard, Hoàng Đạo Thúy… (hai đại diện của Cao Miên và Ai Lao không về dự kịp). Cuộc họp đã quyết định thành lập Liên Hội và thông qua cơ cấu tổ chức, điều lệ và phương cách làm việc chung với nhau.

Một vài năm sau, do yêu cầu về việc thống nhất các tổ chức Hướng đạo ở thuộc địa, Pháp đã cử Trưởng Raymond Schlemmer sang Đông Dương để làm công việc này, và năm 1937, Liên Hội Hướng đạo Đông Dương (Fédération Indochinoise des Associations de Scoutisme) được chính thức thành lập (4). 

…………………………………………………..

(1) (4) Nửa thế kỷ Hướng đạo tại Việt Nam – Mai Liệu

(2) Trường Lycée Albert Sarraut bây giờ là trường THPT Trần Phú-Hoàn Kiếm, trường Chasseloup Laubat là trường THPT Lê Quí Đôn, và L’Institut de la Providence (Thiên Hựu Học Đường) là trường Đại học Khoa Học Huế ngày nay.

(3) Tháng 10 năm 1933 tại Sài Gòn, Cha Parrel đã tập họp được một số trẻ em người Việt theo đạo Công giáo thành một đoàn Hướng đạo dưới sự bảo trợ của Đức Cha Pigneau de Béhaine (http://archives.mepasie.org/no…/notices-biographiques/parrel).

----------------------
Người Pháp đã mang phong trào Hướng đạo đến Đông Dương từ những năm cuối thập niên 20.
  
Paul Fleutot là thiếu trưởng của thiếu đoàn mang tên Amiral Courbet ở Hà Nội, hầu hết là học sinh của trường Albert Sarraut. Anh sinh trưởng tại Gia Lâm năm 1914, mẹ là người Việt bố là người Pháp, và mất tại Nam Định sau khi quân đội Nhật lật đỗ thực dân Pháp tại Đông Dương năm 1945.

Không những con em người Pháp học tại trường Albert Sarraut Hà Nội, con em người VIệt cũng có tham gia đoàn Amiral Courbet. Ảnh của André Boidec.

Tấm hình này chụp đoàn đang cắm trại khoảng năm 1940.

Thiếu đoàn Amiral Courbet thành lập ngày 27 tháng 11 năm 1931 tại Hà Nội, đầu tiên là Trưởng Caux cầm đoàn, hầu hết các thiếu sinh là học sinh người Pháp của trường Albert Sarraut, cũng có một số con em người Việt tham gia thiếu đoàn này. Đoàn mang tên Thủy sư Đô đốc nổi tiếng của Pháp là Amédée Courbet (1827-1885). Ảnh của André Boidec.

Đám cưới Thiếu trưởng Paul Fleutot và Martha Martin vào năm 1938 có đoàn Hướng đạo dàn chào danh dự.
 
Cha Parrel đã có một đoàn Hướng đạo tại Sài Gòn từ năm 1933. Đây là postcard hình hí họa của một họa sĩ vẽ tại Sài Gòn, ký tên vào ngày 23 tháng 11 năm 1933.
Photo courtesy of Joseph-henri CARDONA  (Nguồn cung cấp bởi Tr. Huu Tran)

Trường Chasseloup-Laubat tại Sài Gòn.

L’Institut de la Providence (Thiên Hựu Học Đường) Huế.




Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét