Trong cuộc hành về miền đất hứa cũng có nhiều Trưởng và Hướng đạo sinh ra đi, và họ đã có cơ hội cống hiến những hiểu biết và khả năng của mình tại các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á như ở Mã Lai, Hồng Kông, Nam Dương, Thái Lan, Tân Gia Ba, và Phi Luật Tân.
Nhiều đơn vị Hướng đạo Việt Nam được thành lập, nhiều em Sói Con và Thiếu sinh, Kha sinh được tổ chức thành Bầy, thành Đội, thành Toán…hỗn hợp giữa các em trai và em gái, giữa nam và nữ, điển hình có:
.Liên đoàn Trần Hưng Đạo ở Dong Rek, Thái Lan [2]. Trưởng Bùi Nhật Tiến (tức nhà văn Nhật Tiến) cũng đã từng ở trại này.
.Liên đoàn Ra Khơi do trưởng Nguyễn Xuân Tiến thành lập năm 1980 [3] sinh hoạt và phát triển nhiều năm liền tại Palawan, Phi Luật Tân gồm có nhiều trưởng tận tâm với phong trào như các trưởng Nguyễn Đức Lập, Bùi Năng Phán (sau này là Chi nhánh trưởng Chi nhánh Hòa Lan của Hội đồng Trung ương HĐVN), Đinh Hồng Phong, Phạm Văn Mừng, Trần Hoàng Thân, Nguyễn Viết Tấn, Ngô Đình Chuyên, Tô Văn Phước...
Ở Bataan có Đạo Hùng Vương với Tr. Phùng Mạnh Tâm..
.Liên đoàn Vượt Sóng ở Pulau Bidong, Malaysia có các trưởng Nguyễn Xuân Mộng, Lâm Ngọc Liên… và một đơn vị khác gồm có một thiếu đoàn, kha đoàn và tráng đoàn ở Pulau Tengah do trưởng Lê Xuân Bé phụ trách (Tr. Phạm Thị Thân cũng đã từng ở đây).
.Đạo Hồn Việt ở Pulau Galang, Indonesia [4] có các trưởng Lê Đức Phẩm, Nguyễn Tấn Tiến, Nguyễn Bình… và Liên đoàn Bách Việt với Tr. Nguyễn Minh Tự… Ở Pulau Button có các trưởng Hồ Đăng, Hồ Văn Khởi… và một nhóm Hướng đạo Việt Nam sinh hoạt tại Sembawang, Singapore (trong đó có các trưởng Nguyễn Mạnh Kym và Nguyễn Duy Tiên…)
Tuy là con số nhỏ trong tổng số người Việt tạm cư ở các quốc gia tạm trú (chờ chuyển tiếp định cư), và thời gian tuy có ngắn ngủi (từ 3, 4 tháng cho đến 3, 4 năm trở trở lên), phong trào Hướng đạo Việt Nam tại các trại tỵ nạn đã có sức lôi cuốn rất nhiều bạn trẻ tham gia, không những có lợi ích cho bản thân mà còn cho cả cộng đồng, tập thể của những người Việt xa xứ.
Ngay cả chính những quốc gia tạm cư và Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) cũng đã phải thừa nhận vai trò đóng góp của phong trào Hướng đạo Việt Nam có khả năng đẫy mạnh tốc độ định cư và ổn định trật tự, cũng như sự xoa dịu bớt đi phần nào những nỗi cô đơn và những nỗi đau buồn của người tỵ nạn!
UNHCR và các quốc gia chấp nhận người Việt tỵ nạn đã trợ giúp những hoạt động của phong trào Hướng đạo Việt Nam trong suốt thời gian sinh hoạt tại các trại tỵ nạn [5].
Sự đóng góp của mỗi Hướng đạo sinh như những công việc giúp ích, giúp đỡ những người tỵ nạn mới đến về thủ tục và hướng dẫn cuộc sống mới trong trại, xây dựng những nơi tá tú tạm thời, xây dựng nhà vệ sinh, phân phối thư từ, đào giếng lấy nước, an ninh trật tự trong trại, giảng dạy Việt ngữ cho các em thiếu nhi, giúp vui trong các ngày lễ lớn, chủ động trong các sinh hoạt ngoài trời với thanh thiếu niên, phân phối thực phẩm, quần áo..v.v..đã được ghi nhận là những việc làm quá tốt và rất đáng khen, những hình ảnh đó sẽ không bao giờ bị quên lãng! Điều này đã chứng tỏ tổ chức Hướng đạo là một tổ chức rất vững mạnh [6].
Trang sử mới đã được lật sang, những người Việt tỵ nạn đã hãnh diện phong trào Hướng đạo Việt Nam đã hồi sinh tại các quốc gia tạm cư, bù vào đó là phong trào giáo dục hữu ích này lại bị cấm đoán ở những quốc gia Cộng sản như ở quê nhà! Số người tham gia phong trào Hướng đạo, yêu mến phong trào Hướng đạo càng ngày càng tăng và họ vẫn giữ vững, vẫn tiếp tục ngọn lửa hồng trong tim ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Úc, Hòa Lan, Anh quốc, Ý, Na Uy, và Gia Nã Đại… điều mà chúng ta có thể nhìn thấy những sinh hoạt của họ trong nhiều thập niên qua, đó là những bằng chứng, những hình đẹp, những niềm vui và tự hào của tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại.
Phong trào Hướng đạo Việt Nam tại các quốc gia tạm cư ở Đông Nam Á chính thức ngưng hoạt động kể từ khi các trại tỵ nạn đóng cửa vào những năm đầu thập niên 90.
………………
[1] Theo báo cáo của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (United Nations High Commissioner for Refugees / UNHCR) số người Việt Nam vượt biển là 796 ngàn 310 người, số người vượt đường bộ là 42 ngàn 918 người, tổng cộng 839 ngàn 228 người từ những năm 1975 đến 1995 (State of the World’s Refugees 2000, trang 98).
[2] Một vài hình ảnh Hướng đạo tại trại tỵ nạn đường bộ Việt Nam tại Biên giới (1986-1987) . Ảnh của Tran Vuong Ton. Xem chi tiết nơi trang nhà:http://ttnbg.blogspot.com/…/hinh-anh-huong-ao-tai-site-2.ht…
[3] Lược sử 77 năm HĐVN – Tôn Thất Hy biên soạn
https://giuchatmoiday.wordpress.com/…/luoc-su-77-nam-hdvn-…/
Xem thêm chi tiết về Liên đoàn Ra Khơi tại trại tỵ nạn Palawan, Phi Luật Tân trong mạng xã hội (Facebook):
https://www.facebook.com/HuongDaoRaKhoiPalawan/
[4] Đạo Hồn Việt tại Galang, Indonesia
http://ldbachviet.blogspot.com/
.Về thăm trại tỵ nạn Galang (Galang Refugee Camp Revisited)
http://www.pbase.com/…/galang_refugee_camp_revisited&page=a…
[5] Scouting in displaced person camps
https://en.wikipedia.org/…/Scouting_in_displaced_persons_ca…
[6] Boat People Legacy: “Boy Scout was a very strong organization to keep kids active with all kinds of outdoor activities.”
http://pulaubidong.org/pulau-bidong-island/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét