SEARCH

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

12. Trưởng André Lefèvre

Trưởng André Lefèvre (1886-1946) từng làm Tổng ủy viên Hướng đạo Pháp (Éclaireurs de France, EdF) từ năm 1921 đến 1940.

Năm 1935, Lefèvre đã cử 2 trưởng Hướng đạo Pháp là André Consigny (EDF) và Auguste Bernard (EUF) sang Đông Dương để tiến tới thành lập Liên hội Hướng đạo Đông Dương (Federation Indochinoise des Associations de Scoutisme, gọi tắt là FIAS).

André Lefèvre, Tổng Ủy Viên Hướng Đạo Pháp (EDF) đã từng đến và công tác về phong trào Hướng đạo tại Hải Phòng, Hà Nội, Huế. 
Công việc của ông nhằm thống nhất các tổ chức Hướng đạo tại Đông Dương thành một Liên hội.

Mùa hè năm 1936 tại Đà Lạt, trên một ngọn đồi đầy thông reo (sau này trở thành trại trường Tùng Nguyên), André Lefèvre đã cho mở khóa huấn luyện đặc biệt dành cho 60 huynh trưởng Hướng đạo Đông Dương. Ông đã đề cử Trưởng Raoul Serène làm Trại trưởng cho kỳ trại này. Có rất nhiều trưởng tham dự như: Trần Văn Khắc, Hoàng Đạo Thúy, Ngô Thế Tân, Trần Ngọc Quyên, Võ Thành Minh, Tráng Cử, Nguyễn Thúc Toản, Lê Vĩnh Tuy, Phạm Văn Nam, Trần Duy Hưng, Nguyễn Hy Đơn… bên cạnh các trưởng người Pháp như: LM Georges Lefas, Emmanuel Niédrist, Auguste Bernard, André Consigny… Đây được xem như là một kỳ trại huấn luyện Huynh trưởng Hướng đạo đầu tiên tại Đông Dương.


Năm 1937, Lefèvre đại diện cho Hướng đạo Pháp tại trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ V tại Hòa Lan.

Lefèvre cũng đã từng tự xây một căn nhà riêng cho chính mình trên núi Bạch Mã để làm việc trong các kỳ nghỉ, và cũng để cho các khóa sinh trại trường trú ngụ khi về tham dự trại Bạch Mã.

Đáng chú ý hơn nữa, tính đến năm 1939, sự năng động tuyệt vời của André Lefèvre đã gây dựng và phát triển được tất cả 517 đội thiếu, và 315 bầy Sói trong suốt quảng đời cống hiến cho phong trào Hướng đạo của ông.

Lefèvre từ trần trước khi trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ VI được tổ chức ngay tại Pháp năm 1947.

Tên rừng là Lão Hải Ly (Vieur Castor).

.................................

Nguồn: Kỷ Yếu Xuân Hòa – 40 và Kỷ yếu Hướng đạo Việt Nam 1930-1945 của Phạm Văn Nhơn.
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét