SEARCH

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

24. Tráng đoàn Lam Sơn

Tháng 10 năm 1930, Tr Hoàng Đạo Thúy thành lập đoàn Vạn Kiếp, kế đó là bầy Trứng Rồng và tráng đoàn Lam Sơn.

Tráng đoàn Lam Sơn là một tráng đoàn cột trụ ở Hà Nội, và cũng là một tráng đoàn có tiếng ở miền Bắc cũng như ở Đông Dương từ năm 1934-1945.
Toán Chim Sẻ (Trần Duy Hưng làm trưởng toán) thuộc Tráng đoàn Lam Sơn Hà Nội ở làng Thổ Hà (tỉnh Bắc Giang) sau lễ tuyên lời hứa năm 1939. Hàng ngồi trước từ trái sang phải: Tôn Thất Tùng, Hoàng Đạo Thọ, Phạm Biểu Tâm, Trần Duy Hưng, Vũ Văn Cẩn, Nguyễn Sĩ Dinh. Hàng sau: Tôn Thất Hoàng, Bửu Lư, Tôn Thất Hanh, Vũ Văn Hoan. (Ảnh của Tôn Thất Thiện) — cùng vớigaucancuhct@yahoo.com, Hoangthan Tran, Louis TranBinh Do.


Có rất nhiều tráng sinh tài giỏi xuất thân từ tráng đoàn này, chẳng hạn như:

Trần Duy Hưng, toán trưởng toán Chim Sẻ, tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1939, Ủy viên đạo trưởng Hà Nội, và sau này đã trở thành thị trưởng đầu tiên cuả thành phố Hà Nội (cũng là thị trưởng lâu nhất nước!).

Kế đó có bác sĩ Phạm Biểu Tâm, đậu bằng Thạc sĩ Y khoa tại Pháp và trở thành Khoa trưởng trường Đại học Y khoa Sài Gòn.

Tôn Thất Tùng, giáo sư bác sĩ giải phẫu, nổi tiếng về lãnh vực gan và giải phẫu gan. Từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Y Tế (trong chính phủ VNDCCH) từ năm 1947 đến năm 1961. Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức.

Ngô Thế Tân, là một tráng trưởng giỏi từ năm 1934, bác sĩ thú y, từng dẫn phái đoàn Hướng đạo Bắc kỳ tham dự trại Họp bạn Hướng đạo Việt Nam đầu tiên mang tên Huynh Đệ được tổ chức tại sân banh Mayer Sài Gòn năm 1935. Phu nhân của Trưởng chính là chị Lê Thị Lựu (Sói Dí Dỏm) bầy trưởng bầy Trứng Rồng đầu tiên tại Đông Dương.

Vũ Văn Cẩn, tráng sinh, năm 1945 khi Chính phủ lâm thời VNDCCH được thành lập, anh trở thành Tổng trưởng Cục Quân Y.

Nguyễn Thành Cung, từng là toán trưởng toán Sông Lô thuộc tráng đoàn Lam Sơn, cử nhân Luật, hội trưởng Hội Hướng đạo Việt Nam từ năm 1958-1964. Dẫn đầu phái đoàn HĐVN đi dự trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới tại Makiling (Phi Luật Tân) năm 1959, vận động Chinh phủ VNCH tài trợ vé máy bay cho 57 trại sinh tham dự.

Tôn Thất Hoàng, giáo sư trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, bảo huynh của Tr Tôn Thất Thiện, sau 1975 mới nhập rừng với tên “Hươu Tận Tâm”.

Lưu Hữu Phước, là một tráng sinh Lam Sơn từ năm 1939, tác giả của nhiều bài anh hùng ca, trong đó có bài Hướng đạo Hành khúc mà chúng ta thường hát trong các buổi chào cờ. Xem thêm tiêu điểm #11.

Vũ Văn Hoan tuyên hứa năm 1936, trở thành Tổng Ủy Viên từ năm 1951-1953. Từ năm 1939 thay Tr Ngô Bích San làm đạo trưởng Vĩnh Thuận (Hà Nội) và là trưởng phái đoàn HĐVN tham dự trại Họp bạn Úc châu (Pan-Pacific Jamboree, Sydney 1952-1953).

Và nhiều tráng sinh khác như: Phan Thanh Hy (Hội trưởng Hội HĐVN từ năm 1964-1969), Nguyễn Hữu Lễ (sáng tác nhiều bài ca sinh hoạt Hướng đạo, đặc biệt là bài Tạm Biệt), Nguyễn Đình Thi, Dương Đức Hiền, Trần Trọng Lân (người đề nghị Bưu Chính VNCH phát hành bộ tem Hướng đạo duy nhất trong lịch sử tại trại Họp bạn Phục Hưng 1959), giáo sư Hoàng Quý..v.v…

Đoàn quán tráng đoàn Lam Sơn lập tại khu Văn miếu Hà Nội.

Sau này vì nhân số quá đông nên tráng đoàn Lam Sơn tách làm hai, tráng đoàn mới là tráng đoàn Bố Vệ.

..................

Nguồn: Đặc san Khai Phá 10th Aniversary.
Tr Vũ Văn Hoan (người thứ hai từ trái sang phải) đến thăm anh em Hướng đạo Huế tháng 12 năm 1951. Người đứng ngoài cùng bên tay trái tấm hình là Tr Tôn Thất Đông, kế đó là Tr Trần Điền, và ngoài cùng bên phải là Tr Tôn Thất Dương Vân (Ảnh của Kỷ Yếu Xuân Hòa 40). — cùng với Louis Tran.

Bác sĩ Trần Duy Hưng, tráng sinh Tráng đoàn Lam Sơn. Bác sĩ Y khoa, Thị trưởng Thành phố Hà Nội trong nhiều năm.

Một số anh em trong Đoàn Vạn Kiếp tại trại Họp bạn 10 năm phong trào Hướng Đạo Việt Nam ở rừng Sặt (Bắc Ninh) năm 1940. Đoàn do Tr Hoàng Đạo Thúy thành lập từ năm 1930, trong đó có Tráng đoàn Lam Sơn (Ảnh: Bộ sưu tập của Hữu Trần nguồn trích từ Trung Bắc Tân Văn số 6, 7 tháng 4 năm 1940 qua Thư Viện Quốc Gia Việt Nam). — cùng với Louis Tran.

Bác sĩ giải phẫu Tôn Thất Tùng, tráng sinh Tráng đoàn Lam Sơn ngày xưa (Ảnh: cpd.vn)


Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét