Nôm na gọi là Hội quán Bùi Chu, đó là trụ sở của Hội Hướng đạo Việt Nam, căn nhà số 18 trên đường Bùi Chu, Quận 2, ở Sài Gòn trước năm 1975.
Hội quán trước 1975.
(Ảnh của Tr. Lê Ngọc Bưu)
Nhờ cuộc xổ số kiến thiết gây quỹ cho Hội, căn nhà xập xệ mà bà Ước đã rao bán được Trưởng Huỳnh Văn Diệp để ý, và sau một cuộc vận động căn nhà này đã được mua lại, thiết kế giao cho một kiến trúc sư quen thuộc thi công, đó là Trưởng Sóc Sung Mãn Huỳnh Văn Nhu*.
Căn nhà số 18 bây giờ là cửa hàng NOVA.
(Ảnh của Tr. Lê Ngọc Bưu)
Tòa nhà 4 tầng lầu khang trang rộng rãi sau đó đã hình thành. Do địa thế thuận lợi, nằm bên cạnh nhà thờ Huyện Sỹ, gần trường Trung học Nguyễn Bá Tòng, trục lộ chính dẫn ra trung tâm thành phố Sài Gòn và các nơi, rất dễ dàng cho các hoạt động của Hội**.
Ngoài mặt tiền dùng để làm Scout Shop bày bán sách báo, dụng cụ trại, hội quán còn là nơi hội họp của Bộ Tổng ủy viên, nơi nghỉ ngơi của một số Trưởng ở xa…
Thủ quỹ của Hội quán HĐVN là Trưởng Nguyễn Đức Phúc, thư ký kế toán và chủ nhiệm gian hàng Hướng đạo là Trưởng Trần Trọng Kính (tất cả các Trưởng này đều đã lìa rừng từ lâu).
Vé số giúp quỹ Hướng đạo Việt Nam.
(Ảnh của Lý Triệu Anh)
Sau 30 tháng 4 năm 1975, Hội quán Hướng đạo Việt Nam bàn giao cho Ban Tiếp quản Hội Liên hiệp Thanh niên Học sinh Sinh viên Giải Phóng Sài gòn Gia định. Hội quán đóng cửa, phong trào Hướng đạo Việt Nam phải tạm ngưng hoạt động!
Mặt sau của tấm vé số.
(Ảnh của Lý Triệu Anh)
………………………………………………
*Cũng là người thiết kế Hội quán HĐVN ở 86 Hàng Trống Hà Nội ngày xưa (khoảng năm 1950) cùng với rạp chiếu bóng Lửa Hồng, và Minh Nghĩa Đường tại Trại trường Tùng Nguyên Đà Lạt.
**Tòa nhà này bây giờ trở thành cửa hàng điện tử NOVA (Công ty TNHH Thương mại Vi tính), vẫn mang số 18, tên đường là Tôn Thất Tùng, Quận 1, TP HCM. Đây trước là tài sản của Hội Hướng đạo Việt Nam từ 1959 đến 1975.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTầng trên cùng của Hội HĐVN 18 Bùi Chu Quận 2 Sài Gòn, Trưởng Trịnh Long Việt (Nguyên Châu trưởng Châu Gia Định) đã thuê lại của Hội để làm Văn Phòng của Cty Long Việt. (sửa chữa và bảo trì thang máy)
Trả lờiXóaSau (1985), tôi có quen biết Chị Bình Minh (cựu Biệt Động Thành); được Nhà Nước cấp cho ở phần trệt của tòa nhà trên. Và được Chị chủ nhà cho ở lại qua đêm tại đây, cùng một anh bạn đồng nghiệp (là Lang Ta). Về sau Anh Bạn và Chị BM đã kết hôn, và bán nhà (cùng với các chủ nhân của các tầng).
- Có thể hỏi về Anh Trịnh Long Việt qua Anh Sáo Dễ Thương về chuyện 2 Anh ấy và Báo tôi đã hẹn gặp nhau ở Sài Gòn...
BáoĐaĐa